Bộ Y tế cảnh báo tình trạng giả mạo bác sĩ trên mạng xã hội

GD&TĐ - Ngày 23/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo tình trạng giả mạo bác sĩ tư vấn bệnh để bán thuốc, thực phẩm chức năng.

Bộ Y tế cảnh báo tình trạng giả mạo bác sĩ trên mạng xã hội

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một số clip có hình ảnh nhân vật tự xưng là nhân viên y tế tại các bệnh viện lớn, lương y, tư vấn bệnh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm.

Cơ quan này dẫn chứng khoản 2, Điều 27, Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định rõ: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Như vậy, bất kỳ bác sĩ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh. Người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với các clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể khỏi bệnh.

Việc tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật khiến người bệnh không đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh, không những tổn thất về kinh tế mà còn tổn hại tới sức khỏe.

Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Người dân cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

Nên chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ghi tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

Đồng thời khi mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Song Hye Kyo đẹp mê mẩn trong loạt ảnh mới

Song Hye Kyo đẹp mê mẩn trong loạt ảnh mới

GD&TĐ - Nữ diễn viên Song Hye Kyo một lần nữa chứng minh sự thanh lịch và quyến rũ vượt thời gian của mình bằng cách chia sẻ một loạt hình ảnh tuyệt đẹp lên mạng xã hội.

Minh họa/INT

Kinh sợ với 'động yêu tinh'

GD&TĐ - Mới đây, Công an TP Hà Nội phối hợp với Công an phường Thượng Thanh (quận Long Biên) đã ngăn chặn kịp thời một vụ 'giáp lá cà' để chém nhau.

Đại học Havard, Mỹ sa thải nhân viên trước sức ép của Tổng thống Trump.

Yale và Harvard sa thải nhiều nhân viên

GD&TĐ - Các trường đại học danh tiếng như Yale, Harvard đang sa thải hàng loạt nhân viên dưới sức ép của chính quyền Tổng thống Donald Trump...