Bộ trưởng Phạm Vũ Luận làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang

(GD&TĐ) - Ngày 10/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về tình hình GD-ĐT, một số kiến nghị về cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh
Quang cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo của ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở GD-ĐT, trong những năm qua, sự nghiệp GD của tỉnh An Giang đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận: Chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng GD đã đi vào chiều sâu, tạo được sự đồng thuận của đội ngũ. Tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT năm sau cao hơn năm trước, hệ phổ thông là 90,3%, hệ GDTX 46,52% và ngày càng nhiều HS thi đỗ ĐH, CĐ.


Ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:

- An Giang là một trong những tỉnh khó khăn nhất của Tây Nam Bộ nhưng GD có sự chuyển biến: CSVC trường học được đầu tư mức khá, tỉ lệ HS bỏ học giảm, chất lượng GD được nâng cao.
 - Quan điểm chung là ủng hộ trong thẩm quyền của Bộ các kiến nghị đề xuất của tỉnh An Giang.
- Về xây dựng trường chuẩn quốc gia, cần làm cuốn chiếu,  làm dứt điểm. Cần cân đối bố trí nguồn ngân sách KCH, làm đâu gọn đấy.   

Toàn tỉnh có khoảng 26.000 CB, GV và nhân viên. Đến nay, 99,75% GV đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó, GV mầm non trên chuẩn đạt 31,8%, cao nhất là Tiểu học, GV trên chuẩn chiếm 78,02%. Tuy nhiên, ngành GD An Giang đang đứng trước khó khăn, thách thức. Tỉ lệ HS bỏ học giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao, đã trở thành thách thức đối với việc duy trì và nâng cao chất lượng đối với công tác phổ cập GD trên địa bàn tỉnh.

Hầu hết các trường đều thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng. Toàn tỉnh hiện có 25% phòng học được kiên cố hóa và nhà công vụ GV mới đạt 35%. Cán bộ công tác tại Sở và Phòng không được hưởng phụ cấp ưu đãi nên khó khăn trong việc tuyển CB giỏi. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cấp năm 2011 cho An Giang là 57.550 tỉ nhưng nhu cầu tối thiểu phải là 118.340 tỉ. Đặc biệt, khi thực hiện Đề án KCH trường lớp và nhà công vụ cho GV gặp nhiều khó khăn về ngân sách khi An Giang phải xây dựng 2.109 trường học và 7.596 m2 nhà công vụ…vv.

Đối với HS, SV hệ cử tuyển, An Giang có kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét, đề xuất Chính phủ mở rộng đối tượng là người dân tộc thiểu số, kể cả người dân tộc thường trú. Về vấn đề này, ông Phan Văn Sáu, Bí thư tỉnh ủy An Giang đề nghị, thậm chí có thể ưu tiên mở rộng đến đối tượng con em hộ nghèo ví dụ như vùng dân tộc đồng bào Khơ me. Đồng thời ông Sáu nhấn mạnh: An Giang thuộc “vùng trũng GD” của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh biên giới, đông đồng bào dân tộc và tôn giáo, lại chủ yếu là dân thuần nông. Đặc biệt, tình trạng nhiều nơi trong tỉnh ngập lụt tới 3m, khi nước rút tình trạng sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng hàng trăm điểm trường học, rất cần có kinh phí để hỗ trợ GD, đảm bảo an toàn cho HS cũng như hoạt động dạy học.

Đại diện Bộ GD-ĐT, Vụ phó Vụ GD-ĐT Ngô Quan Sơn cho biết, về vấn đề cử tuyển, Bộ cũng đang đề nghị các Bộ, ngành liên quan mở rộng đối tượng cử tuyển cả Vùng 2, vì hiện nay mới chỉ tuyển đối tượng Vùng 3, song phải nâng cao chất lượng cử tuyển, đào tạo ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội; Thời gian học dự bị ĐH đề nghị sẽ kéo dài từ 1-2 năm để tăng cao chất lượng đầu ra. Cục trưởng Cục CSVC và Thiết bị trường học Trần Duy Tạo cho biết: Sẽ ủng hộ, thay đổi tỉ lệ hỗ trợ cho GD An Giang từ 60 lên 80%. An Giang cần ưu tiên  KCH trường lớp và nhà công vụ, tập trung giải quyết phòng học tạm, học nhờ, nhất là trường học chịu ảnh hưởng lũ lụt nặng nề…vv.

Việt Hoa
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.