Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

GD&TĐ - Chiều 22/10, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có buổi tiếp ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và ngài Nicolas Warnery, cùng đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bộ GD&ĐT tại buổi tiếp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và ngài Nicolas Warnery, cùng đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bộ GD&ĐT tại buổi tiếp.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và ngài Nicolas Warnery đã có những trao đổi xung quanh quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước.  Trong đó có vấn đề công nhận văn bằng, du học tại Pháp, chương trình song ngữ, giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam,…

Thông tin tại buổi tiếp, hai bên đã hoàn tất đàm phán Thỏa thuận hành chính giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục đại học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Pháp về công nhận văn bằng và các quá trình đào tạo, thay thế Thỏa thuận kí năm 2015 và sẵn sàng kí kết nhân chuyến thăm chính thức sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Pháp.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi tiếp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi tiếp.

Trong trao đổi, ngài Nicolas Warnery cho rằng, Việt Nam và Pháp có nhiều dự án hợp tác thành công trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Một số dự án vẫn đang tiếp tục, một số khác có sự chuyển đổi nhưng vẫn theo hướng hợp tác tích cực. Có thể kể đến một số dự án thành công như: Chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV), Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH); chương trình hợp tác với một số trường đại học như Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Trường ĐH Y Hà Nội…

Khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời nhấn mạnh sự coi trọng đến hợp tác giáo dục và đào tạo với Cộng hòa Pháp.

Bộ trưởng gửi lời cảm ơn ngài Đại sức và phía Pháp đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều hoạt động; trong đó có đào tạo và nâng cao trình độ cho giáo viên. Bộ Ngoại giao Pháp, thông qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã phê duyệt kinh phí thực hiện Dự án đào tạo thường xuyên cho giáo viên dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp ở Việt Nam giai đoạn 2021-2022. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam để đào tạo nâng cao trình độ cho 200 giáo viên ở 25 tỉnh/thành.

Ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam phát biểu tại buổi tiếp.
Ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam phát biểu tại buổi tiếp.

Một số nội dung Bộ trưởng mong muốn được phía Đại sứ quán Pháp lưu ý hỗ trợ; trong đó có việc biên soạn sách giáo khoa tiếng Pháp; cử giáo viên/tình nguyện viên người Pháp sang Việt Nam giảng dạy tiếng Pháp; tiếp tục dành các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập…

Tại buổi làm việc, hai bên cùng thống nhất, hướng tới kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2023, hai bên phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.