Bỏ ra ngàn tỉ xây chùa nhưng không ai xây trường học

Ở khía cạnh thu hút các nguồn lực xã hội, tiến sĩ Đàm Quang Minh đề xuất cần có cơ chế để thu hút hiến tặng cho giáo dục, chẳng hạn về thuế như ở nhiều nước đang làm.

Bỏ ra ngàn tỉ xây chùa nhưng không ai xây trường học - Ảnh 1.
Ông Kiều Tuân phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: M.G.
Bỏ ra ngàn tỉ xây chùa nhưng không ai xây trường học - Ảnh 1. Ông Kiều Tuân phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: M.G.

TS Đàm Quang Minh - hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân - phát biểu như thế tại tọa đàm Giáo dục tư thục và định hướng phát triển giáo dục tư thục tại Việt Nam do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức chiều 6-5 tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.

Luật và làm khác nhau

Theo ông Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, công lập và ngoài công lập là đôi cánh của hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục cần phải làm gì và phải có cái gì để phát triển hơn nữa là câu hỏi cần trả lời.

Về câu hỏi này, TS Đàm Quang Minh chia sẻ: ở nhiều quốc gia, nguồn lực nhà nước phân cho học sinh không phân biệt công tư. Ở Việt Nam công tư vẫn còn khoảng cách và sự phân biệt này cần phải được xóa bỏ. Công tư như hai cánh của hệ thống giáo dục nhưng một bên 84% (số sinh viên ĐH công lập), bên còn lại chỉ có khoảng 16%, thế nên một cánh bị lệch.

Nếu thực hiện được công bằng thì các trường tư thục phát triển nhanh hơn công lập bởi trường tư có chủ, họ có trách nhiệm với cộng đồng, người học và với chính họ.

Ông Kiều Tuân - chủ tịch HĐQT Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Đây chính là hệ quả của việc làm chính sách và thực tế thực hiện khác nhau. Nhiều đại biểu cho rằng mặc dù các văn bản pháp luật đã nêu rõ hơn sự bình đẳng công tư nhưng nhiều ý kiến cho rằng từ văn bản luật đến thực hiện khác xa nhau. 

Ông Kiều Tuân - chủ tịch HĐQT Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - dẫn chứng: lâu nay chúng ta nói công bằng rất nhiều nhưng thực hiện không đơn giản, qua từng cấp, từng nấc khác nhau.

Cùng quan điểm này, GS.TS Mai Hồng Quỳ - hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - cho rằng thời gian qua độ tin cậy chất lượng của các trường ĐH tư thục chưa cao do có một số thời điểm các trường tự thục làm chưa đúng. Nhưng nếu các trường khẳng định được chất lượng thì sao? Cách tiếp cận quản lý giáo dục tư thục phải thay đổi.

"Bộ trưởng có quan điểm tích cực nhưng các vụ chức năng, nhân viên vụ chức năng khi làm lại căn cứ vào các quy định chặt nhưng chưa chặt, điều này làm khó các trường. Tính tự chủ ĐH hiện nay cao nhưng chúng tôi chưa yên tâm. Nói như vậy không phải trường tư muốn làm gì làm, nhưng họ làm trong chừng mực nhất định, cơ quan quản lý nhà nước không thể đánh giá như từ trước đến nay" - bà Hồng Quỳ đề xuất. 

Phải bình đẳng công tư

Theo các đại biểu, một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển giáo dục tư thục nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung đó là sự bình đẳng công tư. Phải xóa bỏ bất bình đẳng. Thực tế các trường tư thục đã là động lực thúc đẩy trường công lập thay đổi.

PGS.TS Nguyễn Văn Áng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang - đặt vấn đề: vì sao chúng ta chưa thể đạt con số 40% sinh viên học ngoài công lập như kỳ vọng? Đó là do xã hội còn quan điểm nặng nề đối với giáo dục tư thục. 

Trước đây kinh tế tư nhân rất bị kỳ thị nhưng hiện nay được xem là động lực để phát triển kinh tế. Để phát triển ĐH tư thục sắp tới, ông Áng đề xuất cần phải xóa bỏ phân biệt công tư, sinh viên học trường công hay tư đều được hưởng các quyền lợi như nhau.

Cùng quan điểm này, ông Kiều Tuân đề xuất cần sự công bằng công tư mọi mặt về thầy cô giáo, cán bộ nhân viên, sinh viên. Cũng theo ông Tuân, nếu thực hiện được công bằng thì các trường tư thục phát triển nhanh hơn công lập bởi trường tư có chủ, họ có trách nhiệm với xã hội, người học và với chính họ.

Ở khía cạnh thu hút các nguồn lực xã hội, ông Đàm Quang Minh đề xuất cần có cơ chế để thu hút hiến tặng cho giáo dục, chẳng hạn về thuế. Ông Minh nói: "Người dân sẵn sàng đóng góp hàng ngàn tỉ đồng để xây chùa, rất nhiều chùa nhưng không ai dám bỏ ra ngần ấy tiền xây trường trong khi trường lại cần hơn chùa".

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Thanh Bình cho biết Luật Giáo dục mới đặt ra vấn đề giáo dục bắt buộc (tiểu học), nhà nước lo học phí. Trong trường hợp trường công không kham được thì học sinh học trường tư và nhà trước trả học phí. Trường công có trách nhiệm trường công, trường tư có trách nhiệm trường tư. 

Cũng theo ông Bình, quy trình quản lý nhà nước phải tính toán rất kỹ và hoàn thiện. Hiện nay có tình trạng nắm rất vững nghị quyết nhưng từ nghị quyết đến thực hiện cụ thể lại rất xa nhau.

Không cần quy hoạch ĐH tư thục?

PGS.TS Thái Bá Cần - phó tổng giám đốc phát triển ĐH Tập đoàn Nguyễn Hoàng - nêu vấn đề vì sao khi thành lập trường ĐH phải phù hợp quy hoạch. Trường tư như là 1 doanh nghiệp, theo quy hoạch làm mất tính cạnh tranh, do đó không cần đưa vào tiêu chí phù hợp quy hoạch.

Trao đổi về đề xuất này, ông Phan Thanh Bình nói cũng có luồng ý kiến cho rằng trường ĐH quá nhiều. Thực tế có không ít trường tư thục hoạt động không tốt. Quy hoạch là cần thiết để nắm lại số lượng, cho các trường kết lại là mở ra con đường để các trường giảm về số lượng, tăng về chất lượng và sự cạnh tranh

Theo tuoitre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.