Bố mẹ thường vỗ lưng khi con ho mà không biết nếu làm sai cách sẽ nguy hiểm tới tính mạng

GD&TĐ - Khi trẻ bị ho hoặc mắc nghẹn, cha mẹ thường dùng cách vỗ nhẹ vào lưng con nhưng không hề biết rằng nếu xử lý sai lầm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Bố mẹ thường vỗ lưng khi con ho mà không biết nếu làm sai cách sẽ nguy hiểm tới tính mạng

Nhiều cha mẹ hay dùng phương pháp vỗ vào lưng trẻ để giảm các triệu chứng khi ho hay nghẹn thức ăn. Nhưng theo các bác sĩ thì việc này rất nguy hiểm bởi nếu làm không quan sát kỹ và làm đúng cách thì rất dễ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

vỗ rung long đờm, vỗ rung điều trị ho, vỗ lưng trẻ khi ho

Không nên thấy con ho là vỗ vào lưng bé, nếu làm sai cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Bác sĩ nói rằng nếu đứa trẻ bị ho hoặc mắc dị vật nào đó thì bạn nên đưa đến bác sĩ bởi việc vỗ nhẹ vào lưng trẻ chỉ giúp triệu chứng giảm đi tạm thời. Hiện nay phần lớn các mẹ khi thấy con ho có đờm thường vỗ vào sau lưng bé, động tác này vô tình làm đờm vào sâu hơn trong phổi.

Còn trường hợp bé bị ho do mắc dị vật, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng. Vật cản ở trong phế quản vẫn có thể tồn tại và gây nguy hiểm cho trẻ. Một vài ngày sau đó trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt, hen xuyễn và những vấn đề sức khỏe tương tự nhưng cha mẹ thường không nghĩ rằng nó là kết quả của việc ho mấy ngày trước mà mình chưa xử lý triệt để.

Vậy vỗ rung long đờm như thế nào cho đúng?

Có nhiều cách vỗ rung khác nhau tùy theo lứa tuổi của trẻ (các bác sĩ có thể hướng dẫn trực tiếp cho cha mẹ phương pháp phù hợp khi thăm khám trẻ). Thông thường vỗ rung cho trẻ có thể theo cách như sau:

- Để trẻ nằm nghiêng, trên giường cứng, đầu thấp, mông cao hơn đầu khoảng 15 độ.

- Sau đó vỗ từ giữa lưng trẻ về phía cổ, vỗ 2 bên cạnh của cột sống

- Tay khum tạo độ rung, nảy.

- Vỗ từ 3-5 phút/ lần.

- Sau đó sẽ gây ho cho trẻ.

Khi trẻ ho sẽ giúp đờm bong ra và giải phóng vào đường phế quản, rồi bằng động tác ho hữu hiệu tống đẩy ra ngoài cơ thể.

vỗ rung long đờm, vỗ rung điều trị ho, vỗ lưng trẻ khi ho

Lưu ý khi vỗ rung: Vỗ khi trẻ đói bụng, cách bữa ăn khoảng 1,5 giờ và vỗ trực tiếp vào da trẻ. Khi vỗ, tay phải thật mềm mại, nhẹ nhàng tạo một lực cơ học vừa phải để làm bong đờm dịch.

Vỗ rung từ 2 đến 3 lần/ngày. Với phương pháp vỗ rung sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế việc sử dụng kháng sinh kéo dài.

Trường hợp ho do mắc dị vật

Khi con bạn gặp phải tình huống như vậy, thay vì dựng bé dậy và vỗ lưng như thông thường, hãy đặt nằm đầu thấp úp mặt trên cánh tay. Dùng bàn tay kia vỗ 5 cái mạnh và nhanh vào lưng giữa hai vai bé. Nếu vỗ lưng không kết quả lật ngửa trẻ lên. Đặt hai ngón tay trên nửa dưới của xương ức ấn ngực 5 lần. Có thể thực hiện từ 6-10 lần thủ thuật này đến khi thức ăn được đưa ra ngoài.

vỗ rung long đờm, vỗ rung điều trị ho, vỗ lưng trẻ khi ho

Nếu phương pháp trên không có hiệu quả thì bạn ngay lập tức phải đưa bé tới bác sĩ để có phương án giải quyết tốt nhất, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo Nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.