Bộ LĐTB&XH lên tiếng vụ phi công có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

GD&TĐ - Như báo GD&TĐ đã đưa tin về vấn đề Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT do Bộ GTVT ban hành thay thế Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT trái với Hiến pháp và Bộ luật Lao động, vi phạm Công ước số 29 về Lao động cưỡng bức, 1930 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mới đây Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã lên tiếng về vấn đề này.

ảnh minh họa internet nguồn báo đấu thầu
ảnh minh họa internet nguồn báo đấu thầu

Được biết, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đã gửi công văn số: 4514/LĐTBXH-PC (ngày 26.10.2018), để trả lời công văn số 4071/BTP-KtrVB của Bộ tư pháp ngày 23.10.2018 về việc cho ý kiến đối với tính hợp pháp của Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT (Thông tư 21) sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải(GTVT) ban hành bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động tại Thông tư 21của Bộ GTVT được quy định tại điểm b mục 3 Phụ lục X, Bộ LĐTB&XH cho rằng quy định này là không phù hợp với Bộ luật lao động 2012 và Hiến pháp 2013.

Cụ thể, theo quy định tại điều 37 Bộ luật lao động 2012 thời hạn người lao động phải báo trước khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tùy thuộc vào từng loại hợp đồng lao động và căn cứ chấm dứt bao gồm các loại thời hạn : ít nhất 3 ngày làm việc; ít nhất 30 ngày; ít nhất 45 ngày hoặc được thực hiện theo thời hạn quy định tại điều 156 Bộ luật Lao động. Việc quy định Nhân viên hàng không trình độ cao phải báo trước ít nhất 120 ngày dài hơn số ngày phải báo trước theo Bộ luật Lao động là không phù hợp.

Cũng theo Bộ LĐTB&XH, tại Điều 36 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó Khoản 9 Điều 36 quy định hợp đồng lao động sẽ chấm dứt nếu người lao động thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định tại điều 37 của Bộ luật Lao động.

Việc khoản 2 điểm b mục 3 Phụ lục X Thông tư 21 quy định hợp đồng lao động bị kéo dài thêm từ 01 đến 02 tháng khi kết thúc thời hạn báo trước đã vi phạm các quy định về hợp đồng lao động buộc người lao động phải tiếp tục làm việc khi hợp đồng lao động đã chấm dứt.

Tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”. Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải được quy định trong luật nhưng Thông tư 21 đã hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như vậy là không phù hợp với Hiến pháp 2013.

Ngoài ra, công văn cũng đề cập đến tính thực tiễn, do tính chất đặc thù của ngành hàng không, đề đảm bảo tính nghiêm ngặt về an toàn, an ninh hàng không (thuộc danh mục cấm đình công) và kế hoạch bay đã được duyệt, nhằm có thêm thời gian tuyển dụng nhân viên hàng không trình độ cao. Vì vậy, vấn đề này cần phải được nghiên cứu và đánh giá tác động đầy đủ, thấu đáo đối với các ngành nghề có tính chất đặc thù và lấy ý kiến của chính người lao động.

Ngoài ra, khi xây dựng Thông tư 21/2017, Bộ LĐTB&XH đã có Công văn số 2585/LĐTBXH-LĐTL góp ý việc quy định thời hạn báo trước của dự thảo Thông tư 21 là không phù hợp với Điều 37 của Bộ Luật Lao động 2012.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.