Bơ giả ăn được có thể thay thế quả bơ thật

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhà nghiên cứu người Anh, Arina Shokouhi đã thiết kế làm quả bơ giả từ các loại đậu và hạt, tận dụng nguyên liệu địa phương và thân thiện hơn với môi trường.

Ecovado, một loại bơ thay thế thân thiện với môi trường. Ảnh: CNN.
Ecovado, một loại bơ thay thế thân thiện với môi trường. Ảnh: CNN.

5 tỷ kg bơ được tiêu thụ hàng năm

Được mệnh danh là “vàng xanh”, quả bơ rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 5 tỷ kg bơ được tiêu thụ hàng năm trên thế giới.

Tuy nhiên, điều này lại khiến môi trường phải trả giá đắt: Khoảng 2.000 lít nước được sử dụng để trồng một kg bơ, đồng thời rừng cũng bị chặt phá để lấy đất trồng bơ.

Đó là lý do nhà nghiên cứu và thiết kế người Anh Arina Shokouhi quyết định phát triển “quả bơ giả” thay thế bơ thật và thân thiện hơn với môi trường gọi là Ecovado. Cô hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho mọi người suy nghĩ kỹ trước khi cắt bơ dùng cho bánh mì nướng hoặc làm sốt bơ.

Bơ đang được thu hoạch ở Tây Ban Nha. Ảnh: CNN.
Bơ đang được thu hoạch ở Tây Ban Nha. Ảnh: CNN.

Thiết kế “xanh”

Khi nhìn qua, rất khó để phân biệt Evocado với quả bơ thật. Vỏ Evocado được làm bằng sáp ong và màu thuực phẩm tự nhiên có chứa bột than và rau chân vịt.

Thịt của “quả bơ giả” được làm từ 4 thành phần đơn giản: Đậu răng ngựa làm chất nền, táo tạo độ tươi, dầu hạt cải ép lạnh để tạo độ kem và thêm chút hạt phỉ. Hạt dẻ hoặc hạt phỉ nguyên hạt được dùng làm hạt bơ.

Shokouhi đã hợp tác với Jack Wallman, nhà khoa học thực phẩm của Đại học Nottingham để phát triển Evocado. Nhóm đã nghiên cứu các đặc tính phân tử của quả bơ để tìm hiểu điều gì mang lại cho loại quả này kết cấu kem mịn.

Tạo ra một sản phẩm bền vững và hấp dẫn để thay thế quả bơ là một thách thức. Shokouhi mong muốn Evocado sẽ mang lại những lợi ích về sức khỏe và môi trường từ việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ địa phương.

Được thiết kế bởi Arina Shokouhi, Ecovado trông rất giống một quả bơ thật. Ảnh: CNN.
Được thiết kế bởi Arina Shokouhi, Ecovado trông rất giống một quả bơ thật. Ảnh: CNN.

Đậu răng ngựa tương đối dễ trồng ở Anh với khoảng 740.000 tấn được thu hoạch mỗi năm. Tuy nhiên, đậu răng ngựa khác với bơ về cấu tạo phân tử và rất khó để che đi “mùi đắng” của chúng. Cuối cùng nhóm chuyên gia đã tìm ra cách để cân bằng các thành phần và tạo ra một loại bơ thay thế chất lượng tốt.

Shokouhi chia sẻ nhóm nghiên cứu phải mất 8 tháng để hoàn thiện công thức tạo ra Evocado.

Cơ hội phát triển Evocado

Kể từ khi công bố, sản phẩm của Shokouhi đã nhận được sự quan tâm từ một số nhà đầu tư tiềm năng. Cô vẫn đang hoàn thiện Evocado và hy vọng nó sẽ được bán trong các siêu thị với giá tương đương quả bơ thật.

Shokouhi cũng đã thử nghiệm với đậu edamame của Nhật Bản. Cô cho rằng, Evocado có thể sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau bằng cách sử dụng những nguyên liệu địa phương khác nhau trong tương lai.

“Hương vị của Evocado có thể không hoàn toàn giống quả bơ thật. Tuy nhiên điều này không quá quan trọng, miễn là bạn có thể ăn nó cùng bánh mì, nó ngon, trông giống bơ thật và tốt cho sức khỏe”, Shokouhi chia sẻ.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.