Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tuyển sinh năm 2023

GD&TĐ - Sáng 3/3, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tuyển sinh năm 2023. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Hội nghị nhằm tổng kết công tác tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; đồng thời thảo luận một số nội dung cần thống nhất để triển khai công tác tuyển sinh trong năm nay.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực. Theo đó, thí sinh được hưởng lợi nhiều nhất trong việc thực hiện thuận tiện các thủ tục trên hệ thống trực tuyến. Đồng thời được bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất vào ngành, trường theo nguyện vọng và năng lực.

Các cơ sở đào tạo (CSĐT) được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất. Tỉ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các CSĐT tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố.

Bộ GD&ĐT có dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả CSĐT phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Đồng thời hỗ trợ các CSĐT điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh.

Ảnh minh họa/internet.

Ảnh minh họa/internet.

Cũng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2022 tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39%, cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020. Trong số 330 CSĐT, có 194 CSĐT (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.

Riêng ngành sư phạm có kết quả tuyển sinh như sau:

TT

Trình độ

Chỉ tiêu

Nhập học

Tỉ lệ

1

Cao đẳng

9.349

6.650

71,13%

2

Đại học

39.196

32.265

82,32%


Tổng

48.545

38.915

80,16%

Báo của Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ tỉ lệ thí sinh nhập học trên toàn quốc theo các phương thức xét tuyển như sau:

TT

Phương thức xét tuyển

Tỉ lệ

1

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

47,98%

2

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

37,18%

3

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

0,25%

4

Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

0,78%

5

Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

1,84%

6

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

1,31%

7

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

0,65%

8

Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

0,50%

9

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

0,25%

10

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

1,21%

11

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

0,27%

12

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

0,13%

13

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

0,26%

14

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

0,50%

15

Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

0,02%

16

Xét tuyển qua phỏng vấn

0,00%

17

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển

0,01%

18

Sử dụng phương thức khác

6,83%

Theo quy định, năm 2023, CSĐT ban hành quy chế tuyển sinh cụ thể hoá quy chế của Bộ GD&ĐT. Một trong những điểm mới trong công tác tuyển sinh năm 2023 là, quy định điểm ưu tiên sẽ có hiệu lực từ năm nay.

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần. Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Bên cạnh đó, có một số điểm cần lưu ý, một số điểm mới và giải pháp để tiếp tục cải thiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế năm 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cháy xưởng in rộng 300m2 tại Hà Nội

Cháy xưởng in rộng 300m2 tại Hà Nội

GD&TĐ - Khoảng 16h30 ngày 19/9, xưởng in có diện tích khoảng 300m2 ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội xảy ra cháy lớn.