Bộ GD&ĐT ký kết Bản ghi nhớ với Cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng Australia

GD&TĐ - Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT với Cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng Australia (TEQSA) diễn ra sáng 16/3 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng và đại diện lãnh đạo các vụ, cục chức năng của Bộ. Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT với Cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng Ôxtrâylia (TEQSA) được diễn ra vào sáng ngày 16/3 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng và đại diện lãnh đạo các vụ, cục chức năng của Bộ. Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT với Cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng Ôxtrâylia (TEQSA) được diễn ra vào sáng ngày 16/3 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng và đại diện lãnh đạo các vụ, cục chức năng của Bộ.

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng (hàng 2 thứ 3 từ trái sang) và Đại sứ Australia tại Việt Nam (hàng 2 thứ 4 từ trái sang).
Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng (hàng 2 thứ 3 từ trái sang) và Đại sứ Australia tại Việt Nam (hàng 2 thứ 4 từ trái sang).
 Chính phủ Australia cam kết hỗ trợ công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam và nhấn mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội tiếp cận là chìa khóa để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương lai.
Ông Craig Chittick
Đại sứ Australia tại Việt Nam 

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: Australia luôn là một trong những nước dẫn đầu cấp học bổng cho Việt Nam với trên 400 học bổng/năm theo các chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Các trường đại học của Australia là địa chỉ uy tín thu hút nhiều sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt nam.

Theo thống kê: Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt nam theo học tại các cơ sở giáo dục đại học của Australia.

Hiện nay, đang có gần 24.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu của Australia, trong đó 90% theo diện tự túc. Đã có 3.000 – 3.500 người tốt nghiệp ở các trường đại học của Australia về nước làm việc, đóng góp một phần quan trọng cho sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Công tác đảm bảo chất lượng luôn được phía bạn quan tâm, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục đại học Australia (TEQSA) trước đây là AUQA.

Theo Thứ trưởng, ở Việt Nam, công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học mới được chú trọng hơn 10 năm trở lại đây và đang có nhiều biến chuyển rất tích cực.

Tính đến nay, hơn 90% các cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 32 cơ sở đã được đánh giá ngoài và 16 cơ sở đã được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; ngoài ra có 84 chương trình đào tạo đã được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ 4.0, giáo dục đại học Việt Nam và thế giới đang đứng trước thách thức phải đổi mới mô hình, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh.

Theo đó, người học sẽ được chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với mình. Và như vậy, giáo dục trực tuyến đang và sẽ là một xu thế tất yếu mà người học lựa chọn.

Tại Việt Nam, đã có 23 cơ sở giáo dục đưa chương trình giáo dục trực tuyến vào giảng dạy với hơn 87.000 sinh viên tham gia học tập, trong đó Trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh và Viện Đại học Mở Hà Nội là hai cơ sở hoạt động tích cực cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến. Chính vì vậy, cần sớm nghiên cứu và có những quy định cần thiết để bảo đảm chất lượng cho mô hình đào tạo tiên tiến này.

Để đẩy mạnh công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: Việt Nam chủ trương sử dụng các quy trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng theo hướng tiếp cận với khu vực và thế giới, trước mắt là các tiêu chuẩn đánh giá của mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN tham khảo và học tập các mô hình đảm bảo và kiểm định chất lượng của các nước tiên tiến trên thế giới mà một trong các lựa chọn hàng đầu chính là Australia.

Với ý nghĩa đó, thay mặt Bộ GD&ĐT Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao sự kiện ký bản ghi nhớ giữa hai bên và hy vọng sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam với TEQSA sẽ có vai trò quan trọng cho bước phát triển mới của giáo dục đại học hai nước.

Theo Bản ghi nhớ, hai bên cùng hợp tác với nhau về một số nội dung như: Trao đổi các văn bản chính sách không có tính bảo mật về các cách tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục, các quy định trong công nhận văn bằng, dịch chuyển sinh viên và cơ sở giáo dục.

Hợp tác trong việc xác định các cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan đối tác, các tổ chức cấp bằng hoặc các tổ chức kiểm định có ảnh hưởng đến uy tín của giáo dục đại học tại Việt Nam và Australia. Khi thích hợp, trao đổi cho nhau danh sách cách đánh giá giảng viên và chuyên gia, có tính đến những hạn chế trong hoạt động và quy định về bảo vệ dữ liệu liên quan.

Việc trao đổi này sẽ giúp tăng cường yếu tố quốc tế trong đánh giá của hai Bên. Mọi việc huy động chuyên gia của mỗi nước phải tuân theo hướng dẫn của hệ thống đăng ký và đảm bảo chất lượng của mỗi nước.

Bước đầu triển khai những hoạt động giúp thành viên của các tổ chức tương ứng của mỗi bên hiểu được hoạt động của phía đối tác. Phối hợp triển khai các hoạt động liên quan đến đảm bảo chất lượng đã được thỏa thuận, vì lợi ích của cả hai bên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các xạ thủ phòng không Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 93.

Tham nhũng khiến binh sĩ vỡ trận?

GD&TĐ - Theo chuyên gia Vadim Kozyulin, nạn tham nhũng đang đẩy nhanh cuộc rút lui của quân đội Ukraine hơn là tình trạng thiếu vũ khí hiện nay.