Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà xuất bản cung cấp thông tin phục vụ chọn SGK lớp 1

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Công bố giá SGK lớp 1 phải hoàn thành trước 15/2/2020

Theo đó, để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đề nghị các NXB có SGK lớp 1 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt có hình thức phù hợp cung cấp SGK đến các địa phương kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên, cha mẹ học sinh tiếp cận thông tin về SGK nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả và đầy đủ cho từng môn học để thực hiện việc lựa chọn SGK theo quy định của pháp luật.

Phương án triển khai cung cấp SGK lớp 1 đến các địa phương của các NXB cần được thực hiện khẩn trương và báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/1/2020. Đồng thời, khẩn trương thực hiện các thủ tục để kịp thời công bố giá của mỗi cuốn SGK lớp 1 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt để các cơ sở giáo dục phổ thông, các địa phương có thông tin đầy đủ khi tổ chức lựa chọn SGK, việc công bố giá SGK lớp 1 phải được hoàn thành trước ngày 15/2/2020.

Tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận SGK nhanh, tiết kiệm, hiệu quả

Cùng ngày, Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn gửi các sở GD&ĐT về việc chuẩn bị thực hiện việc lựa chọn SGK lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó cần tập trung vào quy trình tổ chức cho giáo viên lựa chọn sách phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm chất lượng, hiệu quả; trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với việc lựa chọn SGK bảo đảm sự phù hợp giữa đề xuất của các tổ chuyên môn và kết quả của Hội đồng. Góp ý của các Sở GD&ĐT gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 10/1/2020.

Các sở GD&ĐT chủ động phối hợp với các NXB có SGK lớp 1 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để có hình thức phù hợp cung cấp SGK kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên, cha mẹ học sinh tiếp cận thông tin về SGK nhanh, tiết kiệm, hiệu quả và đầy đủ cho từng môn học để thực hiện việc lựa chọn SGK sử dụng theo quy định của pháp luật. Những nội dung này cần được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, công khai, minh bạch và hoàn thành trước khi thành lập các hội đồng lựa chọn SGK lớp 1.

Bên cạnh đó, các sở GD&ĐT tham mưu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, có hình thức phù hợp cung cấp SGK kịp thời, đầy đủ cho các cơ sở giáo dục phổ thông, để thực hiện việc lựa chọn SGK sử dụng theo quy định của pháp luật.

Công văn của Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở GD&ĐT cũng như các NXB, các trường cần kịp thời báo cáo Bộ GD&ĐT để có biện pháp giải quyết.

Trước đó, ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Thực hiện quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH14 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, hiện nay dự thảo Thông tư đang được đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến theo quy định. 

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.