Bộ Công an thông tin về thẻ căn cước công dân gắn chip

Bộ Công an trả lời các ý kiến hỏi về các vấn đề liên quan đến thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.

Người dân làm thủ tục cấp CCCD tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an TP.HCM . Ảnh: LÊ THOA
Người dân làm thủ tục cấp CCCD tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an TP.HCM . Ảnh: LÊ THOA

Mới đây, Bộ Công an vừa trả lời một số ý kiến của cử tri liên quan đến dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân (CCCD), trong đó có việc thay thế mẫu thẻ CCCD gắn mã vạch sang thẻ có gắn chip điện tử.

Các ý kiến bày tỏ băn khoăn liệu chip điện tử được gắn trên thẻ CCCD có thể kiểm soát các hoạt động của từng cá nhân hay không, chip này có tính ưu việt gì so với mã vạch như trước đây…

Về vấn đề này, Bộ Công an khẳng định chip được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của chính phủ điện tử, chính phủ số.

Do đó, chip gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Cũng theo Bộ Công an, việc sử dụng thẻ CCCD có gắn chip điện tử sẽ thuận lợi hơn trong các giao dịch hành chính của công dân cũng như phục vụ công tác quản lý nhà nước.

 Đây là xu hướng tất yếu trong việc phát triển xã hội hiện nay.

Theo Bộ Công an, thẻ CCCD có gắn chip  điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Đáng chú ý, khi thẻ CCCD gắn chip  điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chip  thì sẽ thực hiện được các giao dịch.

Ngoài ra, việc tích hợp chip trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan công an.

Dữ liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chip  giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.

Theo Bộ Công an, chip  sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip  có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, đảm bảo độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.

Khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chip điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip. Phương án này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, đảm bảo bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.

Cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân trước ngày 1-7-2021

Trước đó, Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án CCCD. Đây là cơ sở để lực lượng công an khẩn trương triển khai thực hiện song song cùng với dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Công an nhấn mạnh điểm nổi bật của dự án CCCD là sẽ thay đổi cách thức thu thập vân tay. Dự kiến ngày 1-11-2020 sẽ tổ chức đồng bộ lấy vân tay theo phương thức mới trên toàn quốc.

Cùng với đó, thẻ chip điện tử sẽ được sử dụng để đảm bảo tính bảo mật cao và tốc độ xử lý nhanh hơn, tích hợp được nhiều tiện ích trong quá trình sử dụng. CCCD mới cũng sẽ được thiết kế mở có thể tích hợp nhiều công nghệ nhận dạng hiện đại trong tương lai. 

Theo plo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.