Trước những tranh cãi quanh bộ ảnh khỏa thân thể hiện nỗi đau cá chết hàng loạt ở miền Trung mới đây, phóng viên VTC News đã có một cuộc trao đổi ngắn với nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam. Là một người có thâm niên hoạt động trong ngành nhiếp ảnh, Phạm Hoài Nam cho biết:
Bên cạnh đó, có nhiều cách tạo dáng khi chụp ảnh nude nhưng những cách tạo dáng này thật sự khó hiểu, theo cách bây giờ người ta sẽ hỏi nhau: "Gì vậy trời!"
Tôi nghĩ nếu họ muốn chụp nude thì cứ chụp thôi, đừng đưa thông điệp "đao to búa lớn" vào làm gì vì bức ảnh này không có một con cá chết, không có một giải pháp giải cứu môi trường mà chỉ thấy cặp nam nữ đi biển chụp ảnh cho nhau.
Bỏ qua thông điệp bảo vệ môi trường, hiện tượng cá chết trắng biển miền Trung, có lẽ sẽ không nhiều người có ý kiến gì về bộ ảnh này ngoài việc nó không đẹp. Mà ở Việt Nam có bãi tắm tiên như thế này sao? Chỉ cho tôi với! (cười).
Nói đùa vậy thôi chứ nói một cách nghiêm túc, trước nỗi đau của miền Trung, bộ ảnh khỏa thân này là một nỗi nhục vì chẳng liên quan gì. Nếu họ nhặt rác, tạo thành thứ có thể mặc được mặc được mặc lên người đi, để người ta đừng xả rác ra biển nữa, may ra còn có ý nghĩa hơn".
Một vài tấm hình trong b ộ ảnh nhạy cảm bảo vệ môi trường của Rosy Vũ. |
Và như thế, bộ ảnh với thông điệp "Hãy bảo vệ thiên nhiên và môi trường" và ý tưởng: "Sự giao hòa với thiên nhiên" và "Hậu quả của việc môi trường bị hủy hoại" đã ra đời.
Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều quanh bộ ảnh khỏa thân dung tục này. Trong đó, đa số ý kiến cho rằng bộ ảnh chỉ nhằm pr bản thân nhiều hơn là thông điệp muốn truyền tải.