Bình ổn học phí mùa Covid

GD&TĐ - Mới đây, Sở GD&ĐT TPHCM có văn bản gửi các trường ngoài công lập yêu cầu thực hiện ổn định mức thu học phí và khoản thu khác năm học 2021 - 2022.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Động thái này xuất phát từ việc trước đó, một số trường quốc tế, trường tư thục tại TP dự kiến tăng học phí theo lộ trình.

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp không chỉ trên thế giới mà cả trong nước. Mặc dù Chính phủ đã có điều hành linh hoạt để bảo đảm mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, dịch bệnh vẫn làm ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu của nhiều ngành nghề, doanh nghiệp và gia đình. Chính vì thế, trong việc quản lý, điều hành giá năm 2021, Chính phủ đặc biệt lưu ý đến việc giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến việc bình ổn học phí. Tại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021 - 2022 như năm học 2020 - 2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.

Gần đây nhất, với công văn số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021 Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021 - 2022 như năm học 2020 - 2021 và tăng cường trách nhiệm giải trình trước người học về các mức thu, đồng thời đề nghị các bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, lộ trình tăng học phí, xử lý kịp thời vi phạm về quản lý học phí.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, đa số địa phương, cơ sở giáo dục, dù đang đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng đều nỗ lực sắp xếp, triển khai bình ổn học phí. Một số địa phương, cơ sở giáo dục còn miễn giảm học phí. Có thể kể như Đà Nẵng quyết định miễn học phí 4 tháng học kỳ I năm học 2020 - 2021 cho các cấp từ mầm non đến THPT. Trường ĐH Thương mại giảm 7% học phí và hỗ trợ chi phí 4G trong suốt thời gian sinh viên học online. Trường ĐH FPT giảm tối đa 20% tổng học phí phải đóng các tháng kỳ hè. Trường ĐH Phenikaa giảm 5% học phí tất cả môn học trong học kỳ II năm học 2020 - 2021…

Tuy vậy, ở một số đơn vị ngoài công lập, đặc biệt là trường quốc tế, chưa có sự quan tâm đúng mức vấn đề bình ổn học phí. Trong Hội nghị tổng kết Công tác kế hoạch tài chính năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành GD-ĐT TPHCM, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở cho biết nguyên nhân do một số quy định pháp lý hiện nay chưa phù hợp với tình hình thực tế, nhất là quản lý về học phí và các khoản thu khác ở trường ngoài công lập trong bối cảnh dịch Covid-19. Phó

Giám  đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhấn mạnh, bình ổn giá học phí các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ngoài công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kế hoạch tài chính ngành GD-ĐT TP năm 2021.

Xét về mặt pháp lý, hiện luật không quy định chi tiết học phí trường ngoài công lập, vì học trường tư là lựa chọn, không phải dịch vụ bắt buộc, nên phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận theo quan hệ dân sự. Tiền nào của ấy, thuận mua vừa bán là đặc trưng trong cung cấp dịch vụ giáo dục tư thục. Thế nhưng kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với trách nhiệm xã hội của tổ chức kinh doanh, càng chuyên nghiệp càng phải quan tâm đến trách nhiệm xã hội, nhất là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Trong bối cảnh cả nước đang oằn mình chống chọi với dịch bệnh, bình ổn học phí không chỉ là sự chia sẻ của cơ sở giáo dục trước khó khăn chung với mỗi gia đình người học. Đó còn là cơ hội để mỗi nhà trường xây dựng hình ảnh mình đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn, là bài học thực tiễn sống động giáo dục học sinh - sinh viên về các giá trị nhân văn, xa hơn là phát huy truyền thống “một miếng khi đói bằng một gói khi no”…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tích cực ứng dụng công nghệ và phần mềm học tập trực tuyến để đổi mới các tiết dạy. Ảnh minh họa: INT

Giáo dục trong Kỷ nguyên mới

GD&TĐ - Đường lối chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Đảng đối với ngành Giáo dục là luôn đề cao, ưu tiên các chính sách để phát triển giáo dục...

Đình – chùa Câu Nhi là những nơi còn lưu giữ dấu tích về Tiến sĩ Bùi Dục Tài.

Tiến sĩ khai khoa xứ Đàng Trong

GD&TĐ - Từ một thiếu niên không được đi học, không biết chữ nhưng chỉ 12 năm đèn sách đã đỗ Tiến sĩ, trở thành nhà khoa bảng đầu tiên của xứ Đàng Trong.

Khi con khóc đòi hỏi vô lý, bố mẹ hãy lắng nghe và giải thích cho con hiểu vì sao đòi hỏi đó được hay không. Ảnh minh họa: INT.

Tuyệt chiêu 'trị' con khóc nhè nơi công cộng

GD&TĐ - Ở chỗ đông người, “vũ khí” của trẻ nếu muốn đòi hỏi yêu cầu gì đó thường là khóc nhè. Vậy nên, nhiều cha mẹ tỏ ra bối rối, dẫn đến thỏa hiệp với con.