Theo đó, với môn Lịch sử, cấp THCS dạy 1 tiết/năm (lớp 6) - dạy các di tích khảo cổ, lịch sử hình thành và phát triển địa giới Bình Dương;
3 tiết/năm (lớp 7) - dạy di tích kiến trúc - nghệ thuật chùa Hội Khánh, di tích lịch sử;
1 tiết/năm (lớp 8) - các nghề thủ công truyền thống; các làng nghề thủ công truyền thống;
2 tiết/năm (lớp 9) - những chiến thắng lớn của quân dân Bình Dương trong giai đoạn kháng chiến chống pháp, chống Mỹ.
Với môn Địa lý, lớp 6 sẽ tích hợp nội dung đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Dương vào các chủ đề: Địa hình, lớp vỏ khí, lớp nước, lớp đất và lớp vỏ sinh vật.
Lớp 7, tích hợp nội dung đặc điểm về dân cư, đô thị hóa tỉnh Bình Dương vào các bài: Dân số, sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới; Quần cư, đô thị hóa.
Lớp 8 tìm hiểu địa lý địa phương tỉnh Bình Dương theo chủ đề: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; vấn đề phát triển xã hội (đảm bảo tối thiếu 1 tiết chính khóa).
Lớp 9: Tìm hiểu địa lý địa phương của tỉnh theo chủ đề: Đặc điểm kinh tế xã hội; Địa lý một số ngành kinh tế (đảm bảo tối thiểu 3 tiết chính khóa).