Bình Định: Giáo viên hào hứng tập huấn Chương trình GDPT 2018

Bình Định: Giáo viên hào hứng tập huấn Chương trình GDPT 2018

Sau khi tìm hiểu về Chương trình GDPT tổng thể 2018, với sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt, giáo viên khối lớp 1 được hướng dẫn cụ thể cách lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài học các môn Toán, Tiếng việt, Giáo dục thể chất, Âm nhạc và Mỹ thuật. Ngoài ra, giáo viên cũng nắm bắt được cách đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Đợt bồi dưỡng này cũng giúp cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bình Định hiểu rõ yêu cầu, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục ở trường tiểu học. Từ  đó, có thể lập kế hoạch giáo dục của nhà trường; tổ chức thực hiện kế hoạch; giám sát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch giáo dục trường tiểu học theo yêu cầu Chương trình GDPT 2018; chỉ đạo hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong trường tiểu học nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Điểm đặc biệt, trong đợt hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên đại trà của Bình Định, đội ngũ giáo viên cốt cán đóng vai trò trợ giảng cùng các giảng viên sư phạm chủ chốt của ĐH Sư phạm-ĐH Huế, hỗ trợ giáo viên/cán bộ quản lý tự bồi dưỡng trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) cũng như trong hoạt động bồi dưỡng trực tiếp.

Hào hứng với đổi mới, cô giáo Trương Thị Mỹ Hạnh - Trường Tiểu học số 2 Cát Nhơn, huyện Phú Cát (Bình Định) tâm đắc với mục tiêu giáo dục một cách toàn diện, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh của Chương trình GDPT 2018.

"Tuy nhiên, để bảo đảm mục tiêu này, bên cạnh sự thay đổi tích cực của giáo viên về phương pháp giảng dạy thì các trường học cần đảm bảo phương tiện dạy học như máy chiếu, bảng đa năng… Vì vậy, chúng tôi rất mong sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong việc đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường còn khó khăn để việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 được thành công" – cô Mỹ Hạnh bày tỏ.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Hiền, nhờ có đợt tập huấn này, giáo viên như cô học hỏi được rất nhiều kiến thức mới, hiểu được yêu cầu thiết yếu về phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh.

"Ví dụ, một trong những yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt trong Chương trình GDPT 2018 là phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua đọc, viết, nói và nghe. Kỹ năng này lại được quy định cụ thể về thời lượng rèn luyện, chẳng hạn kỹ năng đọc chiếm 60% thời lượng ở lớp 1,2,3, đến lớp 4,5 tăng lên 63%. Do đó, giáo viên cần thiết kế kế hoạch dạy học đảm bảo yêu cầu. Tôi sẽ xây dựng những tiết học phù hợp với đặc điểm của học sinh" – cô Hiền nói về kế hoạch của cá nhân mình.

Hầu hết các thầy cô giáo đều nhận thức rõ về những điểm mới của Chương trình GDPT 2018. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hải - Trường Tiểu học số 2 Cát Nhơn, huyện Phú Cát chia sẻ: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đặc biệt sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham thảo, chương trình mới là pháp lệnh. Tài liệu tham khảo đã được các nhà xuất bản chú trọng đầu tư về hình ảnh, điều đó sẽ gây sự hứng thú cho học sinh. Với nhiều bộ sách khác nhau sẽ giúp giáo viên có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, kích thích sự sáng tạo trong dạy học của giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.