Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - ngành “hiếm” đòi hỏi đam mê

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - ngành “hiếm” đòi hỏi đam mê

Giữ văn hóa truyền thống

Theo chia sẻ của thầy Diệp Văn Thiện, giảng viên Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (Trường ĐH Trà Vinh), chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống nhằm cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về âm nhạc, kỹ thuật, kỹ năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

Theo học ngành này, SV được trang bị những kỹ năng như: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ; nghiên cứu, dàn dựng và tổ chức chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng Tây Nam Bộ. Biểu diễn nghệ thuật sân khấu cải lương, sân khấu dân gian; nghiên cứu, dàn dựng và tổ chức chương trình nghệ thuật sân khấu, sự kiện và lễ hội.

Ngoài ra, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là ngành cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. SV ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống sau khi tốt nghiệp có cơ hội trở thành những nhạc công chuyên nghiệp, làm việc trong các đơn vị nghệ thuật hoặc tiếp tục công việc học tập lên trình độ cao hơn. SV chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống sẽ được đào tạo một trong những loại nhạc cụ: Đàn tranh, đàn bầu, sáo, đàn nhị, tam thập lục, đàn nguyệt và thêm một loại nhạc cụ phụ tự chọn. Có thể nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ; nghệ thuật sân khấu cải lương. Xây dựng và quản lý chiến lược, chương trình, dự án, đề án liên quan đến nghệ thuật và sân khấu truyền thống của các dân tộc.

Về cơ hội nghề nghiệp, SV ra trường làm việc tại các đoàn biểu diễn nghệ thuật dân tộc, sở, phòng văn hóa, thể thao và du lịch; trung tâm văn hóa ở các tỉnh, huyện trên cả nước; đài phát thanh - truyền hình; báo chí; bảo tàng ở tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Hoặc tham gia các dự án phi chính phủ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nếu bổ sung thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, cử nhân ngành nhạc cụ truyền thống có thể giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS, THPT có môn âm nhạc truyền thống; nhạc viện, học viện, trường ĐH, CĐ, Trung cấp có giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật…

Tổ hợp xét tuyển

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - ngành “hiếm” đòi hỏi đam mê ảnh 1
SV Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ Trường ĐH Trà Vinh biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ. 

Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống xét tuyển các tổ hợp môn sau: N00 - Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2; N01- Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật; N02- Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ; N03 - Ngữ văn, Ghi âm - xướng âm, chuyên môn; N04 - Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu; N05 - Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu; N06 - Ngữ văn, Ghi âm - xướng âm, chuyên môn; N07 - Ngữ văn, Ghi âm - xướng âm, chuyên môn; N08 - Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ; N09 - Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề - chỉ huy tại chỗ.

Mức điểm chuẩn ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống hệ ĐH dao động từ 15 - 18 điểm tùy thuộc vào điều kiện xét tuyển của từng trường. Các trường ĐH tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm trong học bạ và phần thi năng khiếu.

Thí sinh phải dự thi 2 môn năng khiếu. Năng khiếu âm nhạc 1: Thí sinh thi vấn đáp với nội dung về lịch sử âm nhạc Việt Nam và lý thuyết âm nhạc cơ bản. Thí sinh cần tham khảo các tài liệu như Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam; Âm nhạc cổ truyền Việt Nam; Lý thuyết âm nhạc cơ bản. Môn Năng khiếu âm nhạc 2: Hát bài hát, yêu cầu chung của phần thi này phải hát đúng, sắc thái, chất giọng, tư thế… và tự diễn tấu 1 nhạc cụ truyền thống (thí sinh đăng ký trước loại nhạc cụ dự thi).

Theo thầy Diệp Văn Thiện, nếu muốn học tập và thành công trong ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, thí sinh cần có tố chất sau:

Phẩm chất đạo đức: Những người làm trong ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống có đạo đức cũng như lối sống lành mạnh, tư tưởng vững vàng, say mê với công việc và thường xuyên tìm tòi kiến thức trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Có kiến thức rộng: Muốn trở thành nhạc công giỏi trong lĩnh vực biểu diễn nhạc cụ truyền thống, SV phải trang bị kiến thức cơ bản về xã hội, văn hóa Việt Nam, hiểu biết về các loại nhạc cụ nói chung cũng như kỹ năng biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng.

Vững kỹ năng: Một người muốn thành công trong ngành biểu diễn âm nhạc cần phải tự tin trên sân khấu, có kỹ năng xử lý những loại nhạc cụ truyền thống.

Đặc biệt, thí sinh cần có năng khiếu và thực sự đam mê với âm nhạc; Tự tin, năng động và có khả năng giao tiếp tốt; Chăm chỉ, kiên nhẫn và sáng tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.