Biến chủng không ảnh hưởng vắc-xin ngừa COVID-19

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, cho biết, biến chủng SARS-CoV-2 chỉ đột biến trên một số điểm nên không ảnh hưởng vắc-xin ngừa COVID-19.

Tiêm vắc-xin Nano COVAX giai đoạn 2 cho người tình nguyện ảnh: như ý
Tiêm vắc-xin Nano COVAX giai đoạn 2 cho người tình nguyện ảnh: như ý

“Với vắc-xin COVIVAC là vắc-xin vector Newcastle được chính thức thử nghiệm trên người tình nguyện có gắn gene biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học sử dụng protein S của virus này làm kháng nguyên. Hiện thế giới ghi nhận đột biến trên một số chủng virus ở Anh, Nam Phi, trong đó, ghi nhận một số điểm trên gene mã hóa S.

Tuy nhiên, đoạn protein S khá dài trong khi đột biến chỉ trên một số điểm, không phải toàn bộ nên nhìn chung biến chủng của SARS-CoV-2 sẽ không ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin COVID-19”, GS Đức Anh phân tích.

Theo GS Đức Anh, trên thế giới, các loại vắc-xin COVID-19 đang nghiên cứu cũng không bị ảnh hưởng tới kháng nguyên và tính sinh miễn dịch. Hiện các nhà sản xuất trên thế giới vẫn dùng chủng này để sản xuất vắc-xin và cho thấy vắc-xin vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt.

Thông tin thêm về nguy cơ vô hiệu hóa vắc-xin COVID-19 của biến thể mới SARS-CoV-2, GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, về nguyên tắc, trên một đoạn gene dài, nếu như đột biến điểm, khoảng 1-2-3 điểm sẽ không làm ảnh hưởng tới kháng nguyên. “Đó là lý do các nhà khoa học thế giới tiếp tục tạo vắc-xin dựa trên chủng ban đầu”, GS Thành Văn nói.

Chạy nước rút tiêm chủng

Ngày 26/2, Học viện Quân y tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc-xin Nano Covax (do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Nanogen nghiên cứu, sản xuất) trên người. Dự kiến, ngày 23/3, COVIVAC, vắc-xin thứ 2 do Việt Nam điều chế, cũng được tiêm thử nghiệm mũi đầu tiên trên người tình nguyện.

Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ (Bộ Y tế), cho biết, công suất Nano Covax là 70 triệu liều/năm. Vắc-xin của Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) cũng đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người có công suất 6 triệu liều/năm nhưng có thể nâng lên 30 triệu liều. Hai loại vắc-xin này có thể đảm bảo nhu cầu tiêm ngừa của Việt Nam trong những năm tới.

Về Nano Covax, với cách tổ chức như hiện nay, thời gian nghiên cứu được rút ngắn 50%, chỉ còn lại 3 tháng chạy thử nghiệm trong giai đoạn 2, thay vì 6 tháng như kế hoạch trước đây. Vì vậy, ông Quang kỳ vọng, đến tháng 4 có thể có kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 và chuyển sang giai đoạn 3 trong đầu tháng 5, trong đó, tiêm chủng rộng rãi vắc-xin đầu tiên của Việt Nam cho những đối tượng có nguy cơ.

Cùng với Nanogen và IVAC, 2 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc-xin COVID-19 ở Việt Nam là Công ty TNHH Một thành viên Vắc-xin và sinh phẩm y tế số 1 (VABIOTECH) và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) cũng đang chạy nước rút để tiêm thử nghiệm trên người.

Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, thông tin, đơn vị này đang chuẩn bị trình Hội đồng Đạo đức và dự kiến tiêm những mũi đầu tiên trong tháng 3 tại Đại học Y Hà Nội. VABIOTECH cũng thử nghiệm 3 giai đoạn và giai đoạn 1 tiêm trên 60 tình nguyện viên.

Theo tienphong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.