Biển Chết đang ... chết

Biển Chết đã trở thành địa danh hút khách du lịch suốt hàng ngàn năm qua vì nước biển cực mặn khiến người tắm không bao giờ chìm và được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
Mực nước biển Chết hiện giảm trung bình 1 mét mỗi năm.
Mực nước biển Chết hiện giảm trung bình 1 mét mỗi năm.

Tuy nhiên, vùng biển độc đáo này có thể đang chết dần, chết mòn sau khi các chuyên gia phát hiện mực nước biển đang giảm trung bình 1 mét mỗi năm.

Tắm ở Biển Chết giúp chữa tiểu đường

Biển Chết hay còn gọi là biển Muối tọa lạc ở vị trí phân tách Israel và Jordan. Tên gọi của nó bắt nguồn từ việc hàm lượng muối cực cao trong nước (gấp gần 10 lần độ mặn của các đại dương) khiến cá và thực vật không thể sống được trong đó.

Biển Chết không phải là biển thực sự, mà chỉ là một cái hồ không có đường ra, nhận nước đổ vào từ một số con sông. Bề mặt biển và các bãi biển nằm thấp hơn mực nước biển tới 429 mét, khiến nó trở thành vùng đất có độ cao thấp nhất trên thế giới. Với độ sâu 304 mét, biển Chết cũng là hồ siêu mặn sâu nhất trên thế giới.

Các chuyên gia đã tiến hành việc đo đạc mực nước biển Chết lần đầu tiên vào năm 1927. Kể từ đó, mực nước biển này liên tục sụt giảm.

Việc giám sát mực nước biển hiện do Viện Địa chất Israel phụ trách. Cơ quan này đã sử dụng một phao nghiên cứu nhỏ, trôi nổi ở giữa biển để đo độ sâu.

Các chuyên gia ước tính rằng, mực nước biển Chết đã giảm hơn 40 mét kể từ những năm 1950. Sự suy giảm này được cho là do sự mất cân bằng giữa lượng nước đổ vào và chảy ra khỏi biển. Cụ thể là, biển Chết bị thất thoát nước nhiều hơn lượng nước nhận được do sự bù đắp từ sông Jordan.

Các chuyên gia cũng ghi nhận sự suy giảm lượng nước từ sông Jordan chảy vào biển Chết. Hiện tượng này có thể do nước sông bị rút bớt dùng để tưới tiêu đất hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Các nguồn nước trong khu vực hiện đang bị khai thác triệt để và có ảnh hưởng lớn đến Israel, Bờ Tây, Lebanon, Syria và Jordan. Bằng chứng về sự khan hiếm nước thể hiện qua sự phát lộ của nhiều hố sụt lún, tầng đất bùn bị rạn nứt, cây cối bị hủy hoại và một công viên nước hiện bị bỏ hoang.

Theo vietnamnet/Daily Mail
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.