Bí quyết phân biệt rau bẩn, rau sạch các bà nội trợ nên biết

GD&TĐ - Có thể nhận biết dễ dàng khi luộc, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, nhưng khi nguội lại có màu xanh đen và kết tủa màu đen.  

Bí quyết phân biệt rau bẩn, rau sạch các bà nội trợ nên biết

Rau muống

Vì lợi nhuận mang lại, nhiều người trồng rau muống đã bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, bón nhiều đạm hoặc phân bón lá, thậm chí cả thuốc kích thích cho rau, nên rau thường to, giòn, lá xanh đen.

Bí quyết phân biệt rau bẩn - rau sạch các bà nội trợ nên biết - Ảnh 1Những bó rau muống non mơn mởn lại mang nhiều mối nguy hại

Có thể nhận biết dễ dàng khi luộc, nước luộc  khi nóng có màu xanh nhạt nhưng khi nguội lại có màu xanh đen và kết tủa màu đen. Nếu để ý kỹ ta còn thấy nước rau có vị chát.

Rau cải

Đây là lựa chọn khá phổ biến trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bệnh. Do đó các chủ nhà vườn thường hay sử dụng phận bón kích thích, thuốc trừ sâu ngày trước khi bán ra thị trường. Điều này cực kì nguy hiểm cho người sử dụng, vì hàm lượng phân bón, thuốc trừ sâu chưa phân hủy hết nên rau chưa nhiều độc tố.

Bí quyết phân biệt rau bẩn - rau sạch các bà nội trợ nên biết - Ảnh 2Lựa chọn rau cải đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bạn

Dễ dàng bắt gặp những bó rau cải xanh mơn mởn, phần thân chắc mập, đều tăm tắp, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Nếu để ý ta có thể thử bằng cách bóp phần thân của loại rau này, chúng rất giòn và ra nhiều nước, đó chính là rau cải đã được bón phân đạm Nitrat. Không nên sử dụng loại rau này, đặc biệt là là ăn sống.

Cà chua

Nên để ý khi lựa chọn mua cà chua ngoài chợ bởi loại quả này thường được phun nhiều loại thuốc kích thích. Những quả cà chua sạch thường không chín đồng đều mà có chỗ vàng chỗ đỏ vì được hái chín tự nhiên. Nhận biết trong đống cà chua sạch đôi khi còn có nhiều quả xanh, chúng không qua quá trình dấm thuốc nên cuống thường rất cứng.

Bí quyết phân biệt rau bẩn - rau sạch các bà nội trợ nên biết - Ảnh 3Cà chua chín tự nhiên thường không có màu đồng đều

Giá đỗ

Đây loại loại thực phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì loại này có tính thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe và có thể ăn kèm với nhiều món. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm thường được ngâm ủ hóa chất trước khi đến tay người sử dụng.

Khi bắt đầu quá trình ủ giá người ta thường dùng phân bón lá trộn với thuốc kích thích, pha loãng và phun lên mầm giá rồi ủ kín. Thuốc sẽ có tác dụng kích thích đỗ giá nảy mầm nhanh và to hơn bình thường. Loại giá đỗ này nhìn rất mập mạp, to tròn,  trắng đẹp, không có rễ hoặc rễ rất ngắn. Khi chế biến có nước màu trắng đục.

Bí quyết phân biệt rau bẩn - rau sạch các bà nội trợ nên biết - Ảnh 4Giá đỗ nhỏ, nhiều rễ, nhìn không bắt mắt nhưng lại rất an toàn

Vì thế, khi chọn mua bạn nên chọn những loại giá đỗ nhỏ, có nhiều rễ và có lá mầm trắng, nhìn không được bắt mắt. Đây là loại được ủ tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.

Đậu (đỗ) các loại

Ta thường để ý thấy những quả đỗ dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ ràng, lại không có dấu hiệu của sâu bệnh thì đây là loại được phun nhiều phân bón lá, chất vô cơ trong quả chưa chuyển hóa thành chất hữu cơ, được phun thuốc trừ sâu sát ngày thu hoạch. Loại đỗ này cực kì nguy hiểm khi tiềm ẩn nhiều độc tố, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.

Bí quyết phân biệt rau bẩn - rau sạch các bà nội trợ nên biết - Ảnh 5Mẹo chọn đậu (đỗ) an toàn cho bữa ăn gia đình

Khi lựa chọn mua đỗ, không nên để ý tới hình thức bên ngoài mà rước bệnh vào người, đừng ngần ngại lựa chọn những quả đỗ nhỏ, bề ngoài không được đẹp nhưng lại an toàn với sức khỏe của bạn và gia đình.

Theo Phụ nữ TP HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…