Bí quyết học tập của Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Công đoàn

GD&TĐ - Học ngành Công tác Xã hội Trường ĐH Công đoàn – Nguyễn Cẩm Lệ đã có nhiều thành tích nổi bật trong học tập cũng như hoạt động xã hội. Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc, Cẩm Lệ chia sẻ những kinh nghiệm trong ngành học của mình để có thể phục vụ tốt cho công việc sau này.

Bí quyết học tập của Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Công đoàn

Ngành Công tác Xã hội là một ngành học mới dù đã rất phát triển trên thế giới. Tuy nhiên còn khá mới mẻ ở nhiều Trường ĐH, CĐ tại Việt Nam. Vì thế tài liệu giáo trình phục vụ học tập còn rất ít, còn phụ thuộc nhiều vào những tài liệu dịch từ tiếng Anh.

Vì thế, để có những tài liệu học tập hay, mỗi người cần chăm chỉ tạo thói quen thường xuyên tìm tòi trên mạng, trao đổi học hỏi những kinh nghiệm của các sinh viên khóa trên hay đến các trường cũng đào tạo ngành Công tác xã hội để tham khảo tài liệu học tập.

Trên lớp cần chú ý nghe thầy cô giảng bài với những khái niệm trừu tượng nếu không nghe giảng sẽ không hiểu được vấn đề. Ví như ngành Công tác xã hội chú trọng môn Phát triển cộng đồng. Bất cứ một môn học nào muốn học tốt trước hết cần phải có tâm huyết hay nói cách khác là tình yêu đối với môn học đó.

Phát triển cộng đồng có thể nói ngắn gọn đó là giúp chuyển biến một cộng đồng nghèo, kém phát triển thành cộng đồng có năng lực. Bởi lẽ đối tượng mà ngành công tác xã hội hướng đến là những thân chủ (có thể là cá nhân, nhóm hay cộng đồng yếu thế).

Vì vậy cộng đồng cũng là một trong những đối tượng mà công tác xã hội cần hướng đến trợ giúp. Cộng đồng yếu thế có thể là cộng đồng nghèo, mức sống của dân cư thấp, hay có vấn đề về môi trường, văn hóa,…

Để học tốt môn này, cần hiểu các khái niệm, các phương pháp trợ giúp như sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng... Tuy nhiên hiểu thôi chưa đủ, cần phải biết vận dụng một cách thành thạo các phương pháp, kỹ năng vào thực tiễn.

Ví dụ: Để hiểu được trình độ dân trí của một đơn vị cần tìm hiểu kĩ xem địa phương đó có mức sống ra sao, thu nhập thế nào, sau đó có thể liên tưởng đến các vấn đề về giáo dục, văn hóa, xã hội….Trong quá trình tìm hiểu, mỗi người đã tự rút ra cho mình những khái niệm cơ bản về “trình độ dân trí”, “đời sống dân cư”…

Phát triển cộng đồng là dựa trên sự tiếp cận trực tiếp với cộng đồng con người cụ thể. Trên cơ sở đó giúp chúng em có thêm những trải nghiệm và thành thạo những kỹ năng đã được học trên giảng đường.

Ngoài ra, công tác xã hội là một ngành thiên về các kỹ năng và phải thành thạo, tâm huyết.

Là sinh viên, là những người thuộc thế hệ trẻ, cần có những hoạt động tập thể tích cực xây dựng cộng đồng phù hợp với lứa tuổi như sinh viên tình nguyện, mùa hè xanh, giao thông xanh, chương trình từ thiện…

Những hoạt động tình nguyện sẽ giúp mỗi người có thêm nhiều trải nghiệm và rèn luyện khả năng giao tiếp của bản thân. Đây cũng là một trong những kỹ năng mà nhân viên công tác xã hội cần có.

Có thể tham gia các câu lạc bộ, các tổ chức các hoạt động như sắm vai, đóng kịch để rèn luyện thành thạo các kỹ năng như giao tiếp, tham vấn, giải quyết mâu thuẫn,…

Những hoạt động này giống như một bài tập ruột cho những tình huống sau này, góp phần làm cuộc sống tích cực hơn trong mọi người hoàn cảnh.

Ngoài giờ học trên lớp, nên tranh thủ tìm tòi, học hỏi thêm. Có thể tham khảo những chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng tại địa phương hoặc quanh khu sinh sống.

Để thực hành tốt Phát triển cộng đồng, cần áp dụng lý thuyết đã học, cộng với những kĩ năng bản thân tham gia hoạt động tập thể.

Một điều quan trọng là cần nắm bắt tâm lý đối tượng cần phát triển để có những kết quả tốt nhất. Đồng thời tự tin vào khả năng của bản thân để giao tiếp dễ dàng, đem lại thành công nhất định trong công tác cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.