Bí quyết để giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh

Thực phẩm như cam quýt, tỏi, hạt chia… có tác dụng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch giúp bạn ngăn ngừa bệnh và phục hồi nhanh hơn khi bị ốm.

Bí quyết để giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh

Trong năm qua, Tiến sĩ John Berardi, người sáng lập ra Precision Nutrition - công ty huấn luyện dinh dưỡng trực tuyến lớn nhất thế giới, thành viên ban cố vấn sức khỏe và hiệu suất của Nike, Titleist và Equinox... và nhóm của ông đã đích thân giúp đỡ hơn 30.000 người dân cải thiện chế độ ăn uống, giảm cân và tăng cường sức khỏe thông qua chương trình Precision Nutrition Coaching (một chương trình huấn luyện về dinh dưỡng nổi tiếng của họ).

Tiến sĩ John Berardi cũng rất chú trọng đến việc làm thế nào để giữ cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh. Và dưới đây là những lời khuyên của ông để bất kì ai cũng có thể làm được điều này.

Hệ miễn dịch của bạn là một điều kỳ diệu. Vi khuẩn trong ruột thực sự là đội quân hùng mạnh sẵn sàng thay mặt bạn chiến đấu với bệnh tật, nhưng chỉ khi bạn chăm sóc chúng một cách chu đáo và phù hợp.

Nếu bạn thực sự bị ốm, một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp bạn khỏe lại nhanh hơn. Những gì bạn ăn hôm nay có thể quyết định bạn có bị ốm hay không vào ngày mai.

Bi quyet de giu he mien dich luon khoe manh - Anh 1

Hệ miễn dịch là hàng phòng ngự tốt nhất của bạn

Đã đến lúc trang bị vũ khí tối tân và củng cố sức mạnh của hàng phòng ngự ấy. Để khỏe mạnh, luôn tràn đầy năng lượng và không bị ốm, điều quan trọng là giúp cho hệ miễn dịch khỏe hơn.

Và đây là cách thức hoạt động của hệ miễn dịch: Cuộc chiến miễn dịch của cơ thể chúng ta bắt đầu từ khoang miệng. Có thể bạn chưa từng biết nước bọt của mình có chứa chất chống vi trùng cực kỳ lợi hại như lysozyme, alpha-amylase và lactoferrin. Bất cứ vi trùng nào vượt qua được những "chiến binh" kể trên sẽ kiểm soát lượng axit clohydric trong dạ dày của chúng ta.

Sau đó, để sống sót, chúng sẽ chống lại những protein và hợp chất hóa học trong hệ tiêu hóa, nhằm phá hủy các vi khuẩn xấu. Cuối cùng, số lượng vi khuẩn tốt của riêng cơ thể chúng ta sẽ bắt tay vào việc ngăn ngừa vi khuẩn xấu xâm nhập máu hay đặt căn cứ ở ruột non và ruột kết. Những vi khuẩn tốt đó được gọi là lợi khuẩn. Chúng được xem như đội quân chống lại mọi bệnh tật.

Bi quyet de giu he mien dich luon khoe manh - Anh 2

Chăm sóc đúng cách "đội quân" lợi khuẩn của bạn

Hệ tiêu hóa chiếm 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Đó là mái nhà cho những lợi khuẩn đường ruột, đảm trách việc chiến đấu, chống lại mọi sự xâm nhập gây hại.

Nếu bạn muốn lợi khuẩn làm việc cho mình, bạn phải cho chúng ăn. Chúng rất thích những thực phẩm toàn phần, giàu chất xơ và dưỡng chất. Nhưng thực phẩm qua chế biến nhiều lần, chất béo và đường? Không phải loại mà lợi khuẩn ưa chuộng.

Đó là lý do tại sao một chế độ ăn cân bằng dựa trên thực phẩm toàn phần là đảm bảo tốt nhất cho bạn chống lại mọi virus và bệnh truyền nhiễm.

Nói cách khác, nếu chế độ ăn của bạn không sạch, không tốt, bạn sẽ hay bị ốm hơn, cũng như ốm lâu khỏi hơn. Ăn uống nghèo nàn trong lúc bị ốm lại càng khiến tình trạng bệnh tật thêm trầm trọng. Dinh dưỡng tốt, trái lại, thúc đẩy cơ thể tung ra cú đấm mạnh mẽ để hạ gục bọn vi trùng xâm lược xấu xa.

Bi quyet de giu he mien dich luon khoe manh - Anh 3

Lợi khuẩn (probiotics) và thức ăn cho lợi khuẩn (prebiotics)

Bạn có muốn một đội quân vi khuẩn khỏe mạnh và sẵn sàng ra trận? Hãy tham khảo cách thức để giữ cho các chiến binh quan trọng ấy được ăn uống đầy đủ và phù hợp:

Thức ăn cho lợi khuẩn giúp nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn, nhất thiết phải có dạng chất xơ có thể tiêu hóa một phần. Bạn nên ăn ít nhất 2-3 khẩu phần thực phẩm giàu prebiotics mỗi ngày (nhiều hơn nếu bạn đang không khỏe và cần thêm sự hỗ trợ từ đội quân lợi khuẩn đường ruột).

Một số nguồn thực phẩm toàn phần giàu prebiotics:

- Rau: Măng tây, tỏi, atisô Jerrusalem, tỏi tây và hành

- Carbohydrate: Lúa mạch, đậu, yến mạch, hạt quinoa (diêm mạch), lúa mạch đen, lúa mỳ, khoai tây và khoai lang

- Trái cây: Táo, chuối, dâu, cam quýt, kiwi

- Chất béo: Hạt lanh và hạt chia

Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung prebiotics. Chỉ cần ghi nhớ rằng, thực phẩm chức năng chỉ là sự bổ sung cho bữa ăn gồm những đồ-ăn-thật của bạn, chứ không phải thay thế hoàn toàn đồ ăn thật.

Trong khi đó, lợi khuẩn giúp chúng ta khỏe mạnh và hồi phục nhanh hơn nếu bị ốm. Lời khuyên dành cho bạn là ăn 1-2 khẩu phần thực phẩm giàu lợi khuẩn mỗi ngày (nhiều hơn nếu bạn đang cố gắng ngăn chặn hoặc làm giảm bớt triệu chứng một căn bệnh nào đó).

Một số nguồn thực phẩm toàn phần giàu lợi khuẩn:

- Chế phẩm từ sữa: Sữa chua, pho mát và nấm kefir được cấy vi khuẩn sống

- Rau lên men: Dưa muối, dưa cải bắp muối kiểu Đức và kimchi

- Đậu nành lên men: Tương miso, tempeh

- Thực phẩm hỗn hợp: Tương đậu nành, rượu, kombucha

Bạn cũng có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe cho hệ vi khuẩn đường ruột và chỉ cần nhớ xin tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng.

Ăn nhiều thực phẩm chứa lợi khuẩn và thức ăn cho lợi khuẩn sẽ giúp bạn chống lại sự tấn công của virus và các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn gây ra.

Nhưng ngay cả chế độ ăn uống lành mạnh nhất cũng không thể bảo vệ bạn khỏi mọi kẻ xâm lược. Đôi khi, chúng ta vẫn cứ bị ốm.

Bi quyet de giu he mien dich luon khoe manh - Anh 4

Chúng ta đã được tuyên truyền tới cả triệu lần rằng, bệnh cảm thông thường không có thuốc chữa. Nhưng liệu có một cách nào đó để ít nhất cũng giúp tăng khả năng phục hồi khi bị ốm chứ? Trên thực tế, câu trả lời là "có". Một số thực phẩm nhất định có tác dụng xoa dịu hoặc xua tan nhanh hơn cảm giác khó chịu trong cơ thể. Ví dụ:

- Tỏi: Được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, tỏi giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm và một số bệnh truyền nhiễm khác.

- Súp gà: Món ăn này cung cấp chất dịch và chất điện giải, có thể chứa thành phần kháng viêm, giúp giảm triệu chứng bệnh cảm. Tuy vậy, bạn nhớ phải ăn súp gà thật - loại bạn nấu lên từ thịt gà tươi chứ không phải loại đóng hộp bán sẵn trong siêu thị.

- Trà xanh: Loại đồ uống này thúc đẩy việc sản sinh kháng thể tế bào B, giúp chúng ta khỏi thoát khỏi những mầm bệnh đang cố xâm nhập cơ thể.

- Mật ong: Với thành phần kháng khuẩn và kháng vi trùng, mật ong giúp giảm ho hiệu quả. Vài thìa mật ong rót vào một tách trà xanh là tất cả những gì bạn cần.

- Quả cây cơm cháy: Vốn chứa rất nhiều hợp chất hoạt tính sinh học đem lại cho thực vật màu sắc, mùi vị và hương thơm (phytonutrients) và thành phần kháng virus, chiết xuất từ cây cơm cháy có thể giảm thời gian bị cảm và những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.

Hãy nhớ: Một chế độ ăn cân bằng lành mạnh và toàn diện giúp hỗ trợ hệ miễn dịch là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật.

Theo Phụ Nữ News/ Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.