Bí quyết dạy con khỏe và thông minh của mẹ Nhật

Có những điều mà mẹ Nhật dạy con tuy rất đơn giản nhưng lại mang giá trị giáo dục sâu sắc mà trong cách giáo dục con cái của những quốc gia khác, điều này có thể bị bỏ qua hoặc không dạy cẩn thận đến nơi đến chốn.

Bí quyết dạy con khỏe và thông minh của mẹ Nhật
Bi quyet day con khoe va thong minh cua me Nhat - Anh 1

Ảnh minh họa.

Dưới đây là những bài học cụ thể từ các bố mẹ Nhật mà bạn có thể học hỏi để giúp con bạn khỏe và thông minh.

Lựa chọn những thực phẩm ít calo cho bữa ăn gia đình

Bi quyet day con khoe va thong minh cua me Nhat - Anh 2

Nước Nhật là một thiên đường thực phẩm ít calo. Nếu quan sát một bữa ăn điển hình của các gia đình Nhật Bản, bạn sẽ thấy có một bát cơm, một bát súp miso và ba đĩa thức ăn nhỏ bao gồm: một miếng cá, thịt hoặc đậu phụ, và hai đĩa rau củ quả. Điều đáng chú ý là cha mẹ Nhật sử dụng các loại bát đĩa với kích thước rất vừa vặn, phần lớn là cỡ nhỏ đối với cơm và thịt cá, còn cỡ trung bình đối với các món rau củ.

Trẻ em Nhật ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc và cá - những loại thực phẩm chứa ít hàm lượng calo hơn hẳn các thực phẩm chế biến sẵn hay các sản phẩm chứa nhiều đường. Cha mẹ Nhật kiên trì áp dụng chế độ ăn lành mạnh này cho các con từ khi còn bé và đây chính là bí quyết của những trẻ em khỏe mạnh nhất thế giới. Đặc biệt, cha mẹ Nhật cho rằng, trẻ chỉ nên ăn no vừa phải, cụ thể là "ăn no 80% thôi" và mục tiêu cuối cùng của việc ăn uống không phải là "ních" cho no bụng mà là thưởng thức các món ăn từ từ.

Cơm là thành phần không thể thiếu của các bữa ăn

Bi quyet day con khoe va thong minh cua me Nhat - Anh 3

Đây là suất ăn trưa của học sinh tại nhà ăn của một trường Tiểu học ở Nhật Bản. Nó vô cùng đơn giản với 1 bát canh trứng, 1 bát cơm...

Cơm chính là món ăn cơ bản trong bữa ăn thông thường ở Nhật, không phải bánh mỳ hay các thực phẩm chế biễn sẵn khác như trong chế độ ăn của phương Tây. Những loại gạo Nhật, đặc biệt là gạo lứt ăn nhanh no có thể thay thế cho những thực phẩm kém lành mạnh và giúp giảm lượng calo thu nạp.

Để trẻ đi bộ đến trường

Bi quyet day con khoe va thong minh cua me Nhat - Anh 4

Trẻ em Nhật Bản tự lập từ lúc nhỏ, được khuyến khích tự đi bộ đến trường, tự mang ba lô và cặp xách.

Theo một thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ đến trường hàng ngày, đó chính là một thói quen được xây dựng ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ và góp phần giúp trẻ có được nền tảng sức khỏe lâu dài và bền bỉ sau này.

Hình ảnh các em nhỏ từ mẫu giáo đã đi bộ đến trường không phải là hình ảnh hiếm gặp trên đường phố Nhật Bản.

Hoạt động thể chất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả này đã hàng ngày giúp trẻ em Nhật thực hiện được lời khuyến nghị của rất nhiều chuyên gia sức khỏe: trẻ em (cùng gia đình) nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày với những cường độ từ thấp đến cao. Trẻ em Nhật có những hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày và hầu như rất ít sử dụng các phương tiện di chuyển hay xe buýt của nhà trường.

Không quy chụp, áp đặt

Bi quyet day con khoe va thong minh cua me Nhat - Anh 5

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”

Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Bi quyet day con khoe va thong minh cua me Nhat - Anh 6

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc dạy con luyện trí nhớ. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ