Bị mẹ chồng mắng xối xả vì khác biệt cách nuôi con

GD&TĐ - Ai cũng bảo tôi "sướng từ trong trứng", lớn lên trong gia đình cơ bản, được bố mẹ chăm bẵm nuôi nấng đâu ra đấy. Khi trưởng thành, tôi kết hôn với một người chồng giỏi giang, hiền lành, gia đình chồng khá giả.

Bị mẹ chồng mắng xối xả vì khác biệt cách nuôi con

Mỗi khi được nghe những lời trầm trồ ngưỡng mộ, tôi chỉ cười cho xong chuyện, nhưng phải ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Trước khi kết hôn, mẹ tôi không ngừng dặn dò: "Về nhà người ta, con phải biết kính trên nhường dưới". Tôi là người hiểu chuyện nên nghĩ rằng mẹ dặn mình hơi thừa, tôi tự biết chừng mực trong phép tắc cư xử và giao tiếp với người lớn.

Bố chồng chưa từng phàn nàn gì về tôi, nhưng mẹ chồng dường như không chịu "hợp tác" với tôi để giữ hòa khí trong gia đình, bà luôn tìm cơ hội để mắng mỏ, trách móc, đặc biệt là khi tôi sinh cháu nội cho bà.

Đến tháng ăn dặm, ngày nào tôi cũng kỳ công nấu cháo cho con, nhưng con tôi khảnh ăn, hễ thấy cháo là bé khóc ngằn ngặt, em họ tôi mách: "Con em ngày trước cũng thế, lười ăn lắm, em phải đè ra nó mới chịu ăn".

Tôi không "rắn" được như em họ nên chỉ dám giữ chặt 2 tay con để bé không thể giãy giụa chống đối khi ăn. Thấy thế, mẹ chồng tôi nhảy lên giật thìa cháo từ tay tôi, quát ầm nhà: "Ối giời ơi, nó làm cháu tôi ngộp thở mất thôi".

Tôi rất bực mình vì chuyện nhỏ xíu mà bà coi tôi không khác gì người mẹ "hổ vồ" nên mới nói lại một câu: "Mẹ ơi, con biết làm thế nào là tốt nhất cho con mình". Không ngờ, bà hiểu sai ý tôi, quát to hơn: "Nó là con của riêng chị à? Nó cũng là cháu tôi đấy, cô không cho con ăn được thì để đấy, tôi làm".

Tất nhiên, một đứa bé khảnh ăn sẽ chẳng bao giờ dễ dàng há miệng, mẹ chồng tôi không đút được cháo cho cháu thì ngay lập tức pha sữa cho cháu uống rồi lên mặt với tôi: "Thấy chưa, cứ bắt cháu tôi ăn thứ nó không thích, nó ăn cái gì chả được, miễn là no bụng, chị chỉ giỏi hành hạ cháu tôi".

Dù sau đó tôi đã giải thích rất rõ ràng về sự quan trọng trong việc ăn dặm của bé nhưng mẹ chồng nhất định bỏ ngoài tai. Từ đó, mỗi bữa ăn của con tôi đều trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa giữa tôi và mẹ chồng.

Tôi quyết định bỏ ngoài tai tất cả những điều khó nghe, tập trung chăm sóc con theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Sau một thời gian, con tôi dần có phản xạ nhai và rất thích ăn.

Có lần trong lúc tôi đi lấy thìa, bé tự bốc thức ăn cho vào miệng, nuốt vội và bị nôn. Tôi nhẹ nhàng đập nhẹ vào lưng để bé dễ dàng đẩy hết thức ăn ra ngoài, tránh bị nghẹn. Thấy thế, mẹ chồng tru tréo: "Cả nhà ra đây mà xem, nó giết cháu tôi mất thôi".

Thấy mẹ chồng can thiệp ngày càng quá quắt, tôi cũng không nhún nhường: "Trẻ con bị nôn trớ trong lúc ăn là chuyện rất bình thường mẹ ạ". Mẹ chồng tôi cười khẩy: "Chị thì giỏi rồi, đấy, con chị thì chị chăm, tôi mặc kệ đấy".

Tưởng mẹ chồng mặc kệ thì tôi được yên thân, nhưng bà hết can thiệp chuyện tôi cho con ăn uống đến việc tôi dạy dỗ, uốn nắn con. Từ bé, bố mẹ không để tôi thiếu thốn thứ gì nhưng cũng rất nghiêm khắc, không chiều chuộng vô lý. Tôi cũng áp dụng cách đó để dạy con. Ở nhà, bé sợ tôi nhất, nhưng hễ tôi đi làm, bé ở nhà cùng bà nội là sinh thói mè nheo, hờn dỗi.

Có hôm tôi tan làm sớm, vừa về đến nơi thì thấy con đang ngồi bệt dưới sàn nhà, chân giãy giụa, miệng gào khóc, nhưng chợt thấy bóng dáng tôi, con bé "tự động" chu mỏ lên hát: "Chổi to bà quét sân to", trong khi nước mắt vẫn giàn giụa hai bên má.

Tôi chưa kịp hỏi tại sao con khóc thì mẹ chồng tôi sấp ngửa chạy ra, mắng tôi cực kỳ vô lý: "Cháu tôi sang chấn tâm lý vì chị mất thôi, mẹ đẻ gì mà như mẹ mìn, chị làm nó khóc cũng không được thoải mái".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.