Bí mật trong thư viết trước khi bị tử hình của Nguyễn Đức Nghĩa

Theo hồ sơ lý lịch của Nguyễn Đức Nghĩa ở cơ quan điều tra thì tử tù này chưa lập gia đình và chưa có con. Tuy nhiên, chữ "các con" lại được lặp đi lặp lại 2 lần trong đoạn thư ngắn gửi người thân trước khi bị tử hình khiến người đọc rất khó hiểu...

Bí mật trong thư viết trước khi bị tử hình của Nguyễn Đức Nghĩa

(VnMedia) -


Ảnh minh họa
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình

Chiều 22/7, Nguyễn Đức Nghĩa là người thứ 2 trong số 3 tử tù phải thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội).

Thời khắc chờ thi hành án, Nghĩa tỏ ra bình tĩnh hơn người bạn tù đã ra đi trước đó. Trong khổ giấy ngang với 8 dòng chữ, tử tù 30 tuổi nhà ở quận Kiến An (Hải Phòng) viết: "Mẹ, anh chị và các con thân yêu. Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé".

Nét chữ không mấy nắn nót, Nghĩa bảo "yêu mẹ, anh, các chị và các con vô cùng". Chốt thư, thanh niên mang án tử hình viết: "Con của mẹ - Nguyễn Đức Nghĩa".

Dừng bút, Nguyễn Đức Nghĩa được cán bộ quản giáo bê cho bát phở gà để ăn lót dạ. Cậu ta ăn được vài gắp rồi buông đũa. "Những bước chân đầu tiên của tử tù này trên đường tới phòng tiêm thuốc độc dường như run run, nhưng cậu ta sớm lấy lại được bình tĩnh" - Một quản giáo kể.

Nghĩa được 5 cảnh sát bảo vệ đưa tới một căn phòng rộng chừng 60m, xung quanh có nhiều cửa kính mờ. Thủ tục lấy danh chỉ bản được thực hiện trong khoảng 3 phút, khi trời vẫn còn sáng. 

Tử tù để mái đầu gần như cạo trọc đứng dậy phía trước chiếc bàn gỗ, chốc chốc đưa mắt nhìn mọi người xung quanh, đôi lúc nhoẻn miệng cười khi lấy dấu vân tay.

Tử tù 30 tuổi được bịt mắt bằng băng đen, dẫn giải tới buồng thi hành án. 

Có một điều lạ được nhiều người không khỏi thắc mắc là tại sao Nguyễn Đức Nghĩa lại nhắc đến "các con" trong đoạn thư ngắn. Theo hồ sơ lý lịch của Nguyễn Đức Nghĩa ở cơ quan điều tra thì tử tội này chưa lập gia đình và chưa có con. 

Tuy nhiên, chữ "các con" lại được lặp đi lặp lại 2 lần trong đoạn thư ngắn khiến người đọc rất khó hiểu. Cũng có thể đây là từ Nghĩa dùng để chỉ một người thân nào đó trong gia đình, nhưng cũng không loại từ khả năng Nghĩa đã có con ở đâu đó mà không ai biết...

Trước đó, vào tối 4/5/2010, hay tin người yêu cũ là Nguyễn Phương Linh (SN 1984, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có người yêu mới nên Nghĩa nổi máu ghen tuông và ý định trả thù. 

Khi cô gái này đang chải đầu chuẩn bị về thì Nghĩa cầm dao giấu sẵn trên giá sách đâm mạnh vào sau lưng khiến nạn nhân chết tại chỗ. Hung thủ cắt rời phần đầu, chặt hết 10 đầu ngón tay rồi quấn xác vào chăn đem giấu ở sân thượng của tòa nhà. Để tránh camera ghi hình, hắn đi theo mép phải hành lang, lau dọn vết máu chảy. 

Gây án xong, Nghĩa lấy máy tính xách tay, điện thoại di động và xe máy của nạn nhân đi cầm cố được 5 triệu đồng. Để che giấu hành vi, Nguyễn Đức Nghĩa mang phần thi thể còn lại và quần áo của nạn nhân vứt ở sông Cấm (huyện Đông Triều, Quảng Ninh).

Sau đó, khi cơ quan công an phát hiện thi thể nạn nhân, hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa bỏ trốn lên Thái Nguyên và bị bắt sau đó. Ngày 14/7, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX sơ thẩm TAND Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa 6 năm tù về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người; tổng hợp hình phạt là tử hình. 

Cho rằng hành vi giết người của mình không "man rợ" như cáo trạng truy tố, Nguyễn Đức Nghĩa đã làm đơn kháng án.

Ngày 11/11/2010, TAND Tối cao mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa. Xét hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, HĐXX phiên phúc thẩm đã bác toàn bộ đơn kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tội giết người. 

Chỉ 4 ngày sau phán quyết của tòa phúc thẩm, Nghĩa làm đơn ân xá gửi lên Chủ tịch nước. Tuy nhiên, tại văn bản 2221, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bác đơn xin ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.

Theo www6.vnmedia.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.