Bi kịch của những đại gia dồn tiền kiếm con

Gia đình có điều kiện, mỗi năm anh chị lại bay vào Từ Dũ 2- 3 lần để khám hiếm muộn. Sau đó, anh chị chuyển hướng sang cả Thái Lan điều trị, nhưng vẫn không thành công.

Bi kịch của những đại gia dồn tiền kiếm con

Nỗi buồn của đại gia hiếm muộn

Hai vợ chồng chị Trần Thị Thanh hiện đang sinh sống tại Linh Đàm, Hà Nội. Chị Thanh sinh năm 1982, chồng chị sinh năm 1978. Chồng chị Thanh kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế, còn chị Thanh có cả một xưởng may để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Hai vợ chồng chị lấy nhau đã 6 năm nay nhưng không có con. Mỗi lần đi khám, chị Thanh đều hi vọng có thể tìm được chút hi vọng. Chị Thanh bị lép trứng, đã kích trứng rất nhiều lần, làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Có lúc, chị Thanh chỉ còn biết khóc khi mọi thứ xung quanh mình quá tốt, vậy mà chỉ mỗi việc có con là chị không làm nổi. Nghĩ lại hành trình đi chữa hiếm muộn, chị Thanh nhẩm tính, vợ chồng chị đã sang Thái Lan, Singapore; từ Từ Dũ đến BV Phụ sản trung ương... hầu như không còn thiếu ở đâu.

Chồng chị Thanh là con trưởng nên áp lực có con càng nặng nề hơn. Trong khi đó, anh lại bị yếu tinh trùng. Yếu tinh trùng điều trị rất kiên trì và phải kiêng bia rượu nhưng anh lại không thể thực hiện. Cái khổ nhất của anh là không thể tiết lộ với mọi người bệnh lý sinh sản của mình. Với anh đó là tuyệt mật. Và chị Thanh phải gánh tất cả những áp lực của nội ngoại hai bên đổ xuống.

Khi vợ chồng anh đến Bệnh viện phụ sản Trung ương khám, bác sĩ khuyên nếu thực hiện nhiều lần vẫn thất bại, anh chị có thể xin noãn và tinh trùng của người khác để làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng vợ chồng chị Thanh không đồng ý. Chị sẵn sàng đổ thêm tiền để có đứa con của riêng mình.

bi kich cua nhung dai gia don tien kiem con - 1

Người bệnh đến khám tại BV Phụ sản Trung ương.

Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, khi tư vấn cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn còn đỡ. Mỗi khi gặp những vợ chồng đại gia hiếm muộn thì bác sĩ phải cực kỳ kiên trì bởi họ cứ nghĩ cótiền sẽ giải quyết được tất cả.

Cùng suy nghĩ đó, bác sĩ Tăng Đức Cương- Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội cũng gặp nhiều ca khó tương tự. BS Cương kể, anh đã từng tư vấn cho rất nhiều cặp vợ chồng đại gia hiếm muộn.

Anh kể cặp vợ chồng chị Lưu Thị Hoa đã ngoài 40 tuổi. Họ kết hôn muộn. Chồng chị Hoa đã có một cô con gái riêng trước đó nên khi kết hôn, chị Hoa nghĩ phải sinh thêm cho chồng một mụn con trai. Tuy nhiên kết hôn được 4 năm rồi nhưng chị vẫn không có thai.

Chị Hoa đi khám bác sĩ cho biết buồng trứng của chị không còn tốt. Kích trứng chất lượng trứng vẫn tồi nên khuyên chị có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm, xin trứng của người khác.

Chị Hoa không đồng ý vì chị nghĩ mình có tiền, mình không phải nuôi con của người khác. Sau khi suy tính, chị Hoa và chồng vẫn kiên trì chữa hiếm muộn dù chị đã 43 tuổi.

Không phải nhiều tiền sẽ dễ dàng có con

Vợ chồng chị Thanh đã chi mất gần 2 tỷ đồng để ra nước ngoài khám chữa bệnh. Tâm lý của chị lúc nào cũng nặng nề. Mỗi lần ra đi khám là chị lại canh cánh nỗi lo, phải cố gắng đậu thai cho bằng được. Có lẽ suy nghĩ phải mang thai nên chị lúc nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, việc đậu thai càng trở nên khó khăn hơn.

Bác sĩ Cương cho biết, có những cặp vợ chồng họ mang cả gia tài của đại gia đình lên bệnh viện làm thụ tinh trong ống nghiệm song đa số họ thất bại. Tâm lý trong việc đậu thai rất quan trọng. Dù đã đậu thai, bơm phôi vào tử cung thì với các bác sĩ khi nào bế con trên tay mới được coi là thành công.

Điều trị vô sinh hiện nay rất tốn kém và có nhiều gia đình đã lấy hết tài sản, thậm chí vay mượn nhiều nơi để đi khám. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiền cũng giải quyết được vấn đề này. Bởi một khi người phụ nữ đã bị suy buồng trứng hoặc người đàn ông không có tinh trùng thì họ hết cơ hội sinh con từ trứng và tinh trùng của mình.

Làm thụ tinh trong ống nghiệm không phải một lần là có thể thành công mà có khi lên đến 3- 4 lần, thậm chí có người đến 8 – 9 lần mới có thể thành công được.

Theo Eva

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.