Bị cảm lạnh khi gió mùa về thì nhất định phải làm điều này

Khi gió mùa về làm cho nhiệt độ chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh, nắng mưa thất thường, khiến cơ thể dễ mắc cảm. Dưới đây là một số triệu chứng và phương pháp giải cảm dân gian bạn nên biết để phòng tránh cho mình và cho người thân.

Bị cảm lạnh khi gió mùa về thì nhất định phải làm điều này

Nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể mắc bệnh cảm cúm là do thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, độ ẩm không khí thấp đột ngột. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.

Sức khỏe - Bị cảm lạnh khi gió mùa về thì nhất định phải làm điều này

Nhiều người xem thường cảm cúm nhưng trên thực tế nó rất nguy hiểm, thậm chí nặng còn đe dọa cả tính mạng. Dưới đây là những triệu chứng thường thấy khi bạn bị cảm lạnh.

Những dấu hiệu ban đầu: Là ớn lạnh từ bên trong, trán nóng, chân tay lạnh.

Những triệu chứng khi bị cảm nhẹ: Hơi đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô cổ họng, mệt, nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng lên.

Những triệu chứng khi bị cảm nặng: Sốt cao, da tái nhợt, ngủ lịm, rét run, người bệnh nói líu ríu, nôn ói, khó thở, thở chậm bất thường, mất phối hợp vận động… là lúc cơn cảm đã bước vào giai đoạn quá nặng.

Để giải cảm nhẹ chúng ta có thể sử dụng các phương pháp giải cảm dân gian, với dược liệu từ thiên nhiên đơn giản, có sẵn trong nhà vẫn hiệu quả mà không cần dùng đến kháng sinh như sau:

Ăn cháo hành tía tô:

Đây là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Cháo hành tía tô thường được nấu cùng với thịt nạc hoặc trứng gà. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt. Hơi nóng của cháo và tinh dầu có trong tía tô và hành giúp cơ thể ấm lại rất nhanh.

Xông hơi:

Một phương pháp khác cũng thường được áp dụng khi bị cảm lạnh đó là xông người bằng các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (Tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...). Bạn nấu nước đến sôi, rồi xông 5 -10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh.

Lưu ý bạn chỉ nên xông từ 1 đến 2 lần trong một ngày, vì xông nhiều sẽ bị thoát dương, không tốt cho sức khỏe.

Uống trà gừng:

Có rất nhiều cách để làm ấm cơ thể sau khi đi mưa. Ngoài tắm nước nóng, các bạn có thể uống trà gừng, Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.

Đánh gió bằng dầu nóng, rượu với lá dầu hoặc một củ gừng tươi:

Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu (Bằng bạc là tốt nhất ) cạnh tròn không bén đánh theo chiều từ trên xuống dưới. Với rượu và lá dầu, ta cho lá dầu vào rượu rồi vò nát ra xoa lên cổ vai và lưng người bệnh rồi dùng đồng xu cạo theo chiều từ trên cổ và vai xuống. Với gừng tươi, thì rửa sạch, giã nát cả vỏ, vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.

Theo quan điểm dân gian đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.

Chữa cảm cúm bằng cúc tần:

Theo quan đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa để giảm sốt, giải cảm.

Chữa cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi:

Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.

Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.

Kinh giới hấp đường phèn:

Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm.

Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.

Súc miệng bằng nước muối:

Khi bị cảm cúm cổ họng sẽ đau rát vì ho khan, hắt hơi. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự.

Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt. Nếu có thể bạn cho thêm ít tinh chất nghệ vào nước muối để ngậm hoặc súc miệng thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.

Chanh - mật ong:

Đây là những thực phẩm có tính kháng khuẩn, virus rất tốt. Bạn có thể ngậm chanh mật ong mỗi ngày để phòng ngừa và làm dịu những cơn đau họng do cảm lạnh. Mật ong giúp tăng cường khả năng phòng bệnh nhờ tính chất chống ôxy hóa, cải thiện sức chịu đựng của cơ thể giúp chúng ta đi mưa, vận động nhiều... mà vẫn khỏe mạnh.

Tỏi:

Loại gia vị này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp máu lưu thông tốt hơn. Để phát huy công dụng giải cảm, chữa đau đầu, bạn hãy nghiền vài nhánh tỏi, trộn với 2 thìa mật ong và một thìa nước cốt chanh; uống 2 lần một ngày.

Lưu ý: Trong trường hợp người bị cảm lạnh nặng có các triệu chứng nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt ngủ lịm là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi và phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

Theo Nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ