Bí ẩn thế giới người lùn Pygmy

Bí ẩn thế giới người lùn Pygmy

(GD&TĐ) - Người lùn Pygmy ở châu Phi cao nhất không vượt quá 1,3 mét, các cơ quan sinh dục đã trưởng thành khi mới chỉ 8 tuổi, sinh con cái lúc 9 tuổi trở đi và sống thọ nhất không quá 40 năm. Hiện các nhà sinh vật học trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu về giống người kỳ lạ này. 

Dậy thì sớm

Nơi người lùn Pygmy sống thành cộng đồng đông nhất là tại các khu rừng ẩm ướt ở vùng Trung Phi. Trước khi nạn diệt chủng xảy ra tại Rwanda, đất nước nghèo đói này có hơn 29.000 người Pygmy nhưng tính đến thời điểm tháng 10.2011, chỉ còn khoảng 18.500 người, sống rải rác trong khắp chốn rừng núi hoang vu, hiểm trở. Theo các tổ chức nhân chủng học, thế giới hiện nay có không quá 600.000 người lùn Pygmy.

Người lùn Pygmy có thân hình nhỏ nhắn, thấp bé, bụng ỏng và to, chân ngắn, rốn lồi, mũi tẹt, da đen nhưng không đen lắm, tóc xoăn tít. Một số quốc gia châu Phi, nhất là Cộng hòa dân chủ Congo, Rwanda, Niger thường dùng từ khinh miệt Man Buti để ám chỉ người lùn Pygmy; dùng lâu thành thói quen không chỉ mắng “Man Buti” cho người lùn Pygmy mà dùng chung tất cả những người da đen trên thế giới những khi họ lỡ làm phải một chuyện gì đó ngu ngốc.

Người lùn Pygmy
Người lùn Pygmy

Theo các nhà khảo cổ, người lùn Pygmy có mặt lần đầu tiên tại vùng Trung Phi, được biết là những kẻ kế thừa nền văn minh của người Sanga tiền sử. Hiện họ chủ yếu được phân bố tại Cộng hòa Trung Phi, Congo, Burundi, Rwanda và một số quốc gia khác. Họ tự xưng là “Những đứa con của Rừng”, gọi rừng là “Mẹ” hay “Thần tối cao”, sống quây quần thành từng cộng đồng để tổ chức sản xuất, săn bắt hay chống lại kẻ thù, là con người không phải dòng giống Pygmy.

Người lùn trưởng thành Pygmy chỉ cao bình quân từ 1,1 đến 1,3 mét. Cao nhất cũng không vượt quá 1,3 mét, bình quân trọng lượng cơ thể một người béo nhất và cao nhất cũng chỉ có 40 kg. Điều đặc biệt là, tuy thân thể “bé hạt tiêu” như thế nhưng người Pygmy sinh hoạt tình dục rất sớm: mặc dù thân thể chưa nở nang đến độ chín nhưng các bé gái Pygmy đã biết quan hệ tình dục khi mới lên 8. Và như thế, 9 tuổi, các bé gái Pygmy đã có thể sinh con.

Cách kiến trúc nhà cửa của người lùn Pygmy cũng rất khác thường: cho dù có tiền nhưng họ không xây nhà bằng gạch lợp ngói hay tôn như người thường, mà chỉ thích làm nhà bằng lá chuối, lá cọ, lá tre, lá dừa, cột kèo bằng gỗ, “tường” xung quanh là những tấm lá chuối bện vào với nhau một cách sơ sài, hở hang. Lại không phải hình vuông hay hình chữ nhật, mà nhà của họ hoàn toàn có hình bầu dục, chỉ cao khoảng 1,5 mét (có lẽ vì thói quen của người lùn thấp), độc nhất có một cửa để chui ra chui vào. Kiến trúc nhà của họ rất gọn gàng, khá ngăn nắp, mỗi hộ độc lập sống trong mỗi vòng tròn, các bậc tiền bối, người già đều được con cái bố trí cho sống ở chính giữa vòng tròn – biểu tượng của tuổi tác và quyền lực, mỗi vòng tròn chỉ rộng chừng 5-6 mét vuông; trong mỗi túp lều là một hòn đá, trên đá có ngọn lửa vĩnh cửu đang cháy và phía trên lửa là một cái nồi bằng đất sét.

Nệm của người lùn Pygmy là cỏ dại và da thú. Ai giàu thì chỉ dùng toàn nệm bằng da thú như da báo, cọp, thậm chí cả da sư tử. Ban ngày, các tấm nệm được cuộn tròn lại, cất trong góc, đến đêm, trước khi đi ngủ mới trải ra.

Người lùn Pygmy duy trì nét văn hóa vẽ nhiều hoa văn lên khắp mặt để đuổi tà ma
Người lùn Pygmy duy trì nét văn hóa vẽ nhiều hoa văn lên khắp mặt để đuổi tà ma

Tổ chức xã hội công bằng

Tuy trình độ văn hóa hầu như không có nhưng họ thích lối sống ở ẩn, khép kín, rất yêu âm nhạc (nếu ai có tiền mua được hoặc du khách vào chơi tặng radio hay cassette, họ mở suốt ngày để thưởng thức âm nhạc), thích lễ lạt và sống ẩn mình một thời gian khá lâu mỗi năm. Nhiều người Pygmy thích cuộc sống khép kín, tự tạo dựng một thiên đường riêng cho gia tộc mình.

Người lùn Pygmy thực hiện chế độ một vợ, một chồng, tuổi trưởng thành để kết hôn là từ 8 trở lên. Chuyện một cô bé Pygmy 9 tuổi có con là không hiếm trong cộng đồng người lùn Pygmy. Họ sống quây quần theo họ tộc, phân chia rất công bằng: người khỏe làm việc nặng nhọc, còn phụ nữ, em bé được giao cho các phần việc nhẹ nhàng hơn như vá may, hái hoa, canh chừng nương rẫy, nhà cửa, gia súc. Họ cũng rất thích nuôi chó mèo để bắt chuột, giữ nhà, và bầu bạn. Cách sống của họ được phân chia theo hình thức xã hội thị tộc mà thủ lĩnh là trưởng tộc, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, rất công bằng.

Người lùn Pygmy có thói quen dùng thức ăn đã nấu chín, tức là đã biết dùng lửa để đun nấu nhưng lại không biết cách giữ lửa nên bổn phận của người phụ nữ - nhân vật thứ hai trong gia đình rất quan trọng, là giữ ngọn lửa, xem như đó là chức phận thiêng liêng. Lửa tắt xem như cuộc sống lụi tàn, hủy diệt. Họ có ngôn ngữ riêng nhưng lại không có chữ viết. Họ không có khái niệm về chữ số và thời gian, vì thế họ hoàn toàn không biết về tuổi tác của mình. Vì quan niệm Rừng là Mẹ, nên họ là những người tích cực bảo vệ môi trường hơn ai hết, luôn tuyệt đối không chặt phá cây rừng, chỉ khi nào cây khô gãy đổ bởi gió bão, họ mới dám đem về dựng nhà cửa hay làm củi.

Nơi ở của người Pygmy
Nơi ở của người Pygmy

Người lùn Pygmy sử dụng lá chuối, lá cọ làm quần áo, lấy xương voi, vỏ bọ cánh cứng và sừng linh dương làm đồ trang sức, coi chúng là của hồi môn cho con gái đi lấy chồng, ngược lại, những chú rể cũng lấy chúng làm sính lễ mỗi khi đi hỏi, cưới vợ. Hiện nay, do trình độ phát triển, lại có đông số du khách phương Tây đến nên người Pygmy đã biết mặc những bộ quần áo thời trang do du khách tặng, chứ cũng chưa biết may vá thế nào. Du khách cũng tặng cả nữ trang, đồ chơi, đồ hộp, thậm chí cả cassette, radio hay nữ trang bằng vàng bạc. Đặc biệt, một số phụ nữ Pygmy biết ép các thứ hoa quả đặc biệt để làm mỹ phẩm như nước hoa, kem thoa mặt… Do ép từ hoa nên mỹ phẩm của họ có nhiều màu sặc sỡ. Cách trang điểm mà đa số người lùn Pygmy dùng là vẽ lên khắp mặt những hình hoa văn sặc sỡ không theo một phong cách nào, trông giống như loài thủy quái – phụ nữ tới tuổi trưởng thành vẽ lên cho xinh đẹp và để trừ tà ma, quỷ dữ.

Có lẽ do môi trường sống trong rừng núi, để thích ứng với tự nhiên và tồn tại, người lùn Pygmy có một số đặc tính khác người. Trong số đó, tài săn bắt là một. Thính giác và thị giác của họ cực kỳ nhạy bén. Một con ong bay cách xa 10 mét, một người Pygmy có thể đoán biết là đó là ong đực hay cái. Với công việc được phân công chính là đi săn, đàn ông Pygmy hầu như suốt ngày đuổi bắt thú trong rừng, trong khi đó phụ nữ ở nhà lo hái lượm, săn sóc con cái, chăm lo gia đình. Đàn ông Pygmy cũng bào chế được các loại thuốc gây mê, mỗi khi thấy thú rừng, họ giương cung tẩm thuốc mê bắn trúng, lập tức thú ngã lăn ra đất. Nhờ thế, công việc săn thú của họ không gặp phải khó khăn gì.

Ngoài việc mưu sinh và bảo tồn nòi giống, người Pygmy còn phải lo đối phó với sự xâm lấn lãnh thổ của con người văn minh. Ngoài ra, việc tàn phá rừng, chiến tranh, nội chiến, nạn diệt chủng… ảnh hưởng đến nguy cơ tồn vong của họ. Số người lùn Pygmy vốn đã ít nay lại càng ít hơn.

Tường Quyên

(Theo Discovery)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ