Bí ẩn sau chiếc cổ dài như hươu cao cổ của phụ nữ bộ tộc Myanmar

Phụ nữ thuộc bộ tộc Kayan (Myanmar) bắt đầu đeo những chiếc vòng nặng lên cổ từ khi 5 tuổi và duy trì thói quen này trong suốt cuộc đời.

Bí ẩn sau chiếc cổ dài như hươu cao cổ của phụ nữ bộ tộc Myanmar
bi an dang sau nhung chiec co dai nhu huou cao co cua phu nu bo toc myanmar hinh anh 1

Phụ nữ bộ tộc Kayan, Myanmar với phong tục đeo vòng cho cổ dài.

Bộ tộc Kayan cư trú tại vùng biên giới giữa Myanmar và Thái Lan. Kể từ khi lên 5 tuổi, các bé gái trong bộ tộc bắt đầu đeo những chiếc vòng nặng trĩu trên cổ.

Những chiếc vòng này đè lên xương đòn, khiến đôi vai ngày càng hạ thấp xuống. Kết quả là phụ nữ bộ tộc này sẽ có được những chiếc cổ dài như hươu cao cổ.

Họ duy trì thói quen đeo những chiếc vòng này đến hết cuộc đời.

bi an dang sau nhung chiec co dai nhu huou cao co cua phu nu bo toc myanmar hinh anh 2

Các bé gái bắt đầu đeo vòng khi 5 tuổi.

Nguồn gốc của phong tục này hiện chưa được biết rõ. Một số người cho rằng những chiếc vòng nhằm bảo vệ phụ nữ khi bị hổ cắn.

Theo truyền thuyết, hổ được cho là thường tấn công con mồi bằng cách cắn vào cổ. Một số khác lại cho rằng những chiếc vòng khiến người phụ nữ “bớt hấp dẫn”, do đó sẽ thoát khỏi nguy cơ bị các bộ tộc kẻ thù bắt cóc.

bi an dang sau nhung chiec co dai nhu huou cao co cua phu nu bo toc myanmar hinh anh 3

Phụ nữ bộ tộc đeo vòng đến hết cuộc đời.

Hiện những chiếc vòng này đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp và thời trang đối với phụ nữ bộ tộc Kayan. Trọng lượng những chiếc vòng một phụ nữ đeo trên cổ có thể lên tới 10kg.

bi an dang sau nhung chiec co dai nhu huou cao co cua phu nu bo toc myanmar hinh anh 4

Những chiếc vòng đã trở thành biểu tượng văn hóa của bộ tộc.

Phụ nữ trong bộ tộc cho biết họ không cảm thấy đau đớn khi phải đeo lượng vòng quá nặng trên cổ. Những chiếc vòng này có thể tháo ra. Chúng được coi như bản sắc văn hóa và niềm tự hào của bộ tộc Kayan.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.