Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Uẩn khúc về cái chết

Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần và cũng là vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 TCN, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc.

Ông qua đời khi mới 49 tuổi và cho đến nay, cái chết của đại nhân vật lịch sử này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Có hai luồng quan điểm xung quanh cái chết của Tần Vương Doanh Chính. Theo đó, một quan điểm cho rằng ông chết vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) khi đang trên đường tuần du lần thứ năm nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử.

Đây chính là thông tin được ghi chép lại trong "Sử ký" - tài liệu lịch sử quan trọng của người Trung Quốc nhằm giải thích cho cái chết của ông vua sáng lập ra nhà Tần.

Tuy nhiên, một quan điểm khác suy đoán cái chết của Tần Thủy Hoàng có liên quan đến hoạn quan Triệu Cao. Quan điểm này cũng được các nhà sử học Trung Quốc đưa ra sau khi phân tích cặn kẽ các tài liệu và bối cảnh lịch sử.

Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, đoàn xe của ông vì những âm mưu chính trị đã không được phép đi đường tắt để về Lạc Dương một cách sớm nhất mà tiếp tục đi tuyến đường tuần du - đi đường vòng về Lạc Dương.

Thời điểm vua Tần qua đời là mùa hè. Trong điều kiện thời tiết nóng nực, thi thể ông đã bị thối rữa và bốc mùi trên đường về kinh đô. Điều này cũng được ghi chép trong "sử ký".

Chính vì lẽ đó, nhiều người suy đoán hài cốt của Tần Thủy Hoàng không còn nguyên vẹn do không được bảo quản tốt.

Xung quanh vấn đề này, 1 kiến trúc sư nổi tiếng của Trung Quốc là Trần Cảnh Nguyên mới đây thậm chí còn bày tỏ những nghi ngờ của mình, rằng thi thể của Tần Thủy Hoàng khó có thể được đưa về đến núi Ly Sơn như những gì chúng ta được biết từ trước đến nay.

Tùy táng mỹ nữ?

Lúc sinh thời, mỹ nhân trong hậu cung của Tần Thủy Hoàng nhiều vô số. Vì người đẹp quá nhiều, Tần vương đã phải xây dựng một cung điện hoa lệ, rộng lớn để làm nơi ăn chốn ở cho họ và cũng là nơi hưởng lạc cho chính bản thân mình.

Tần Thủy Hoàng vừa qua đời, những phi tần này đều vô cùng thê thảm khi Hồ Hợi – ông vua thứ 2 của triều Tân tuyên bố: "Bất cứ phi tần nào trong hậu cung của vua cha nếu chưa có con đều phải tuẫn táng theo tiên đế".

Rốt cuộc đã có bao nhiêu phụ nữ phải chết theo Tần Thủy Hoàng, "Sử ký" không nói rõ song Tư Mã Thiên đã dùng bút pháp xuân thu miêu tả rằng, số lượng người chết là vô cùng lớn.

Tuy nhiên, trong những lần khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong 4 thập kỷ qua, các nhà khảo cổ học chưa một lần phát hiện dấu hiệu nào cho thấy phi tần, mỹ nữ được tùy táng cùng Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần.

Dù vậy, các chuyên gia vẫn tin rằng, họ nằm đâu đó trong lăng.

Địa cung có thủy ngân thách thức những người có ý đồ khai quật mộ

Hình ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng với các dòng sông thủy ngân bên trong.
Hình ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng với các dòng sông thủy ngân bên trong.

Trong "Sử ký", Tư Mã Thiên đã đề cập đến việc sử dụng thủy ngân làm sông suối, biển hồ trong địa cung của Tần Thủy Hoàng nhằm ngăn những tên trộm mộ đột nhập trộm xác vị hoàng đế này cũng như các bảo vật, châu báu, đồ tùy táng khác.

Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu để xác minh xem có thủy ngân tại địa cung của Tần Thủy Hoàng hay không.

Theo đó, các chuyên gia đã lấy những mẫu đất ở lăng Tần Thủy Hoàng và phát hiện dấu hiệu cao bất thường của thủy ngân.

Đây chính là một trong những lý do mà các nhà khảo cổ học ngại ngần chưa dám động đến phần trung tâm của lăng và buộc phải cân nhắc những thiệt hại có thể khi xâm nhập vào địa phận của hoàng đế cổ xưa.

Dù vậy, cho đến nay, chưa một ai có thể giải đáp câu hỏi nguồn thủy ngân khổng lồ đó được dẫn vào lăng từ đâu.

Số cửa trong địa cung của Tần Thủy Hoàng

Công trình kiến trúc bên trong địa cung Tần Thủy Hoàng.

Công trình kiến trúc bên trong địa cung Tần Thủy Hoàng.

Cuốn "Sử ký " có ghi chép rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, thi thể của ông được đặt trong lăng mộ. Sau đó, cửa giữa đóng lại, cửa ngoài hạ xuống.

Tất cả số thợ làm việc tại lăng mộ của vị hoàng đế này đều bị giết hết nhằm giữ bí mật về nơi an nghỉ của nhà vua.

Căn cứ vào đó, các chuyên gia suy đoán địa cung của Tần Thủy Hoàng có 3 cửa đều nằm trên một trục thẳng gồm: Cửa ngoài, cửa giữa và cửa trong.

Trong số này, cửa giữa được đóng một cách tự động, là cửa chết mà kẻ trộm không thể công phá từ bên trong hay bên ngoài.

Dù vậy, đây cũng mới chỉ là những giả thiết được các nhà nghiên cứu đưa ra mà thôi.

Theo Thời đại

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ