Bí ẩn hòn đá của Chúa trời

GD&TĐ - "Stone of the Sky God" - hòn đá của Chúa trời là cái tên đặc biệt mà người dân vùng Mahabalipuram phía Nam Ấn Độ dành để gọi tảng đá này. Chỉ những người có thần kinh thép mới dám đứng gần tảng đá khổng lồ này bởi họ chẳng thể biết khi nào vật thể nặng tới 250 tấn sẽ lăn xuống dưới.

Bí ẩn hòn đá của Chúa trời

Nằm chênh vênh trên một mặt đồi nghiêng 45 độ, suốt 1.300 năm trải qua bao nắng mưa, sương gió, nó thậm chí không hề suy chuyển và trở thành một điểm tham qua thú vị. "Stone of the Sky God" cao 6,1 mét có mặt tiếp xúc với ngọn đồi nghiêng phía dưới rất hẹp.

Nhiều người tới đây chiêm ngưỡng đã phải sửng sốt vì nếu nhìn qua thì có vẻ như chỉ cần một cái đẩy nhẹ là tảng đá nặng 250 tấn này sẽ lăn xuống dưới. Người dân còn cho rằng, việc đứng gần tảng đá này để chụp ảnh còn là một thử thách khá nguy hiểm. Họ luôn thường trực một suy nghĩ là nó sẽ đổ ụp xuống mình bất cứ lúc nào.

Các nhà địa chất cố gắng chứng minh điều bí ẩn về tảng đá này, họ cho rằng quá trình ăn mòn tự nhiên đã tạo ra tảng đá nằm chênh vênh như thế này và thực chất nó là một phần của ngọn đồi phía dưới chân. Tuy nhiên có vẻ lập luận này không được nhiều người quan tâm, bởi vẻ đẹp kì thú và độc nhất của nó khiến người ta say đắm hơn cả.

Trong lịch sử cùng từng có người cố gắng thay đổi nguyên trạng của tảng đá. Đó là vua Narasimhavarman, người cai trị miền Nam Ấn Độ từ năm 630 đến năm 668 trước Công nguyên.

Đến năm 1908, Thống đốc Arthur Lawley vì lo sợ cho sự an toàn của thị trấn dưới chân ngọn đồi mà tảng đã này án ngữ, nên đã dùng 7 con voi để cố gắng di chuyển nó. Song không có bất cứ xê dịch gì xảy ra và người ta bắt đầu nhìn nhận về nó theo hướng tâm linh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ