Sau câu chuyện kinh hoàng về người thợ lặn 40 năm tuổi nghề bị vỡ dạ dày, chuỗi tai nạn chết người tại "giếng tử thần" vẫn không ngừng tiếp diễn...
Trước khi đi tìm hiểu bí mật tại "giếng tử thần" có khả năng nuốt hàng loạt các thợ lặn "lão làng" trên thế giới, chúng ta hãy quay về cuối những năm 1970, để chứng kiến câu chuyện kinh dị đến "lạnh sống lưng" tại địa điểm này.
Từ câu chuyện vỡ dạ dày của thợ lặn "lão làng" 40 năm kinh nghiệm...
Câu chuyện của Don Dibble, một người có 40 năm kinh nghiệm dưới nước bắt đầu...
Vào năm 1979, Don Dibble suýt bỏ mạng tại "giếng tử thần", nơi mà với hàng chục năm có kinh nghiệm lặn ông cũng phải kinh hãi nhận định rằng: Đây là một trong những nơi nguy hiểm nhất nước Mỹ.
"Giếng không đáy" - Một trong những nơi nguy hiểm nhất tại Mỹ. Ảnh: Dailymail.
Tai nạn xảy đến với Don Dibble khi ông cố gắng lặn sâu xuống giếng để vớt hai thi thể của 2 thợ lặn trẻ bị chết trước đó.
Trong quá trình ngoi lên mặt nước, Don Dibble bị mắc vào những mỏm đá lởm chởm và sắc nhọn trong hốc giếng.
Vận dụng những kinh nghiệm lặn từng có trong đời, ông cố gắng thoát khỏi miệng đá nhọn. Nhưng càng cố gắng thoát, ông càng bị mắc kẹt sâu hơn.
Điều không may xảy ra khi bình dưỡng khí của ông cứ cạn dần cạn dần cho đến khi hết hẳn.
Biết mình có thể bỏ mạng tại giếng như hai cậu thợ lặn trẻ kia, Don Dibble gần như hết hy vọng.
Phép màu xảy ra với ông khi một đội thợ lặn đã kịp xuống để gỡ cơ thể của người thợ "lão làng" khỏi hốc đá nhọn rồi kéo ông lên mặt nước.
Mặc dù nổi lên trong tình trạng hôn mê sâu và vỡ dạ dày nhưng Don Dibble may mắn sống sót vì được cứu chữa kịp thời.
Vài tháng sau tai nạn kinh hoàng đó, Don Dibble quay trở lại "giếng tử thần" và làm mọi cách để chặn miệng giếng lại cùng biển cảnh báo nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhiều thợ lặn và người hiếu kỳ đã bỏ tấm bảng để thỏa mãn sự tò mò cũng như thử thách bản thân, bất chấp nó nguy hiểm đến tính mạng như thế nào.
Bắt đầu từ cái ngày định mệnh ấy, chuỗi những tai nạn chết người và bí ẩn tại "giếng tử thần" ở Mỹ bắt đầu...
Chuỗi bí ẩn đáng sợ tại "giếng không đáy" vùng Texas, Mỹ
Vẻ đẹp "hút hồn" của "giếng tử thần"
Không ai có thể ngờ rằng, bên trên chiếc giếng có đầy đủ vẻ đẹp hữu tình này lại ẩn chứa "tử thần" đáng sợ bên dưới làn nước xanh như ngọc.
Chiếc giếng mà chúng tôi nhắc tới từ đầu câu chuyện đến giờ có tên: Giếng Jacob.
Nằm tại hạt Hays, thuộc tiểu bang Texas, giếng Jacob là hố nước sâu của con suối cùng tên, được tầng ngậm nước Trinity "bơm" nước.
Qua hàng trăm năm tồn tại đến nay, giếng Jacob là nơi rất nhiều bạn trẻ đến để thực hiện các màn nhảy cực kỳ nguy hiểm vào miếng giếng với những vòng đá lởm chởm phía dưới. Chỉ riêng việc phán đoán sai vị trí nhảy thôi cũng khiến họ bỏ mạng như chơi.
Đó là thú vui ở trên miệng giếng. Còn dưới miệng của chiếc giếng rộng 4 mét này là cả một thế giới mà đối với nhiều thợ lặn nó là nơi để thử thách và chinh phục.
Được xem là một trong những hệ thống hang động sâu nhất, rộng nhất tại Texas, "thế giới ngầm" bên dưới giếng Jacob đủ sức hấp dẫn cho hàng loạt thợ lặn bất chấp tính mạng để đi theo "tiếng gọi của giếng không đáy".
Bất chấp nguy hiểm tính mạng, các thợ lặn đã đến đây để tìm hiểu giếng Jacob
Kể từ năm 1980 đến nay, đã có 8 thợ lặn giỏi bỏ mạng tại lòng giếng sâu hoắm, đen ngòm với rất nhiều hốc đá lởm chởm ở Jacob.
Rất nhiều người có kinh nghiệm nhận định, giếng Jacob không phải là nơi để đùa. Nó là nơi đầy thách thức, một nơi tính mạng người dễ được định đoạt.
Sau cái chết kinh hoàng của 8 thợ lặn, có rất nhiều đồn đại về họ. Có người cho rằng, các thợ lặn đã bị "hấp dẫn" bởi âm thanh bí ẩn dưới đáy giếng.
Họ mất hết lý trí, mất hết kinh nghiệm từng "vào sinh ra tử" dưới nước, để rướn mình theo làn nước sâu, rồi... bỏ mạng tại đó.
Nước đen cứ thế nuốt chửng họ một cách âm thầm, lặng lẽ!
Khoa học vào cuộc, giải thích hiện tượng "lao đầu vào chỗ chết" khi lặn sâu
Với mong muốn giải mã bí ẩn bên dưới "giếng không đáy" ở Mỹ, rất nhiều nhà khoa học đã đích thân lặn sâu xuống vùng nước này với hệ thống bảo hộ hiện đại nhất.
Họ phát hiện điều không thể ngờ bên dưới miệng giếng xanh vắt này.
Các nhà khoa học cho biết, khi lặn ở độ sâu trên 30 mét ở giếng Jacob, con người rất dễ rơi vào trạng thái ảo giác do ngộ độc hơi nitơ (như N02, NO).
Đây là giải thích khoa học thỏa đáng nhất cho cái chết của 8 thợ lặn. Nhiều thợ lặn chuyên nghiệp ngày nay thường đưa ra khẩu hiệu "biết tự giới hạn của bản thân" để không lặn quá 30 mét nhằm tránh những nguy hiểm cho tính mạng.