Bí ẩn đằng sau gene “ngoài hành tinh” ở người

Lâu nay, các nhà khoa học vẫn luôn quan niệm sự tiến hóa phụ thuộc vào gene di truyền. Điều đó có nghĩa, bộ gene hiện nay của con người được hình thành và phát triển từ bộ gene của tổ tiên chúng ta cách đây hàng trăm triệu năm.

Bí ẩn đằng sau gene “ngoài hành tinh” ở người

Tuy nhiên, quan điểm đó đang bị thách thức và đe dọa nghiêm trọng khi mới đây, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện 145 gen “ngoài hành tinh” trong cơ thể người. Chúng là các gene di truyền xa lạ và không có nguồn gốc từ người tối cổ.

“Vậy các gene “ngoài hành tinh” ấy từ đâu xuất hiện?” – đó là câu hỏi được các chuyên gia nghiên cứu hiện nay. Trên tạp chí Genome Biology, chuyên gia Alastair Crisp từ ĐH Cambridge cho biết, các gene “ngoài hành tinh” thực ra có nguồn gốc từ các sinh vật khác và được con người thu nhận, sử dụng rồi truyền lại qua các thế hệ.

Cụ thể, Alastair gọi đó là hiện tượng chuyển gene ngang (HGT) – vốn vô cùng phổ biến ở các loài thực vật, vi sinh vật, giun tròn… Hiểu đơn giản, đó quá là trình một sinh vật sao chép và có được gene di truyền nào đó của một sinh vật khác loài. 

Chẳng hạn, một số loài bọ cánh cứng sau khi sở hữu được gene di truyền của vi khuẩn đã có thể sản xuất enzyme tiêu hóa hạt cà phê.

Thật ngạc nhiên, hiện tượng trên cũng xảy ra ở con người. Trong số 145 gene “ngoài hành tinh” được phát hiện, các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của 17 gene khác nhau. Có thể kể tới gene nhóm máu ABO, gen chuyển hóa lipid…

Chúng có nguồn gốc từ vi sinh vật, nấm và thậm chí là cả virus (chuyển hóa khoảng 50 gene ở các loài linh trưởng) trong quan hệ ký sinh – vật chủ.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.