Quyết định ngày 9/11 của Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan các Bộ, cơ quan: Tài chính, Nội vụ, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp và có văn bản hướng dẫn thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận nguyên trạng bệnh viện Xây dựng theo đúng quy trình, thủ tục và quy định.
Việc ĐHQGHN có thêm Bệnh viện Xây dựng để tổ chức lại thành Bệnh viện Đại học Y Dược sẽ là cơ sở nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thực hành, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y - Sinh - Dược học và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho sinh viên Trường Đại học Y Dược.
Lãnh đạo ĐHQGHN làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện Xây dựng để chuẩn bị cho công tác chuyển giao. |
Với môi trường học thuật của ĐHQGHN thì mô hình Bệnh viện đại học sẽ có điều kiện gắn kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn, tăng cường đẩy mạnh năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, triển khai các ứng dụng thực tế và áp dụng công nghệ cao.
Bệnh viện Đại học Y Dược ĐHQGHN sẽ được đầu tư phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao, thu hút nhân tài để đi chuyên sâu các lĩnh vực: tim mạch, ngoại khoa, nội khoa, nhi khoa, sản phụ khoa, ung thư...; định hướng đầu phát triển thành Bệnh viện đa khoa hạng I, hướng đến Bệnh viện đặc biệt có quy mô 1.000 giường bệnh sau năm 2030.
Lãnh đạo ĐHQGHN và Ban Giám đốc Bệnh viện Xây dựng tại công trình xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện ở quận Hoàng Mai. |
Hiện nay, Bệnh viện Xây dựng có cơ sở 1 tại quận Thanh Xuân với quy mô 370 giường, cơ sở 2 tại khu Linh Đàm, quận Hoàng Mai quy mô 500 giường. Bộ Xây dựng và Đại học Quốc gia Hà Nội chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, khẩn trương thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận Bệnh viện Xây dựng theo đúng quy định và hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Đại diện lãnh đạo ĐHQGHN cho biết, Bệnh viện Xây dựng về ĐHQGHN sẽ được tổ chức lại thành Bệnh viện Y Dược trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐHQGHN sẽ phát triển mô hình Bệnh viện đại học kiểu mẫu, trong đó xây dựng mối liên kết 4+: Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Người sử dụng - Hợp tác quốc tế.