Bệnh quai bị tấn công nhiều thanh thiếu niên ở miền Nam

GD&TĐ - Quai bị có thể gây viêm tinh hoàn ở bé trai hay viêm buồng trứng ở trẻ gái, vài trường hợp dẫn đến vô sinh.

Bệnh quai bị tấn công nhiều thanh thiếu niên ở miền Nam

Bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng, Phó Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Viện Pasteur TP HCM cho biết 5 tháng đầu năm, phía Nam có hơn 4.200 ca quai bị, tăng 1,6 lần so với trung bình 5 năm trước. Năm 2017 khu vực ghi nhận gần 10.000 ca, tăng hơn 87% so với năm trước. Các tỉnh có nhiều bệnh nhân quai bị là Bến Tre, Bình Dương, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng.

Virus quai bị xâm nhập từ người này sang người khác qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt. Bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Các ca bệnh tập trung vào lứa tuổi 5-9 tuổi nhưng cả trẻ vị thành niên và người lớn đều có thể bị nhiễm bệnh, thường 10-19 tuổi.

Khoảng 30-40% trường hợp đau sưng tuyến nước bọt mang tai. Ảnh: syskool

Triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị là đau sưng tuyến nước bọt mang tai.

Nhiễm virus quai bị thường có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, khó chịu, đau cơ. Khoảng 30-40% trường hợp đau sưng tuyến nước bọt mang tai. Một biến chứng gây lo lắng cho phụ huynh là viêm tinh hoàn ở bé trai hay viêm buồng trứng ở trẻ gái, một vài trường hợp dẫn đến vô sinh. Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.

Một vài biến chứng thường gặp là viêm tụy, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, viêm khớp, rối loạn chức năng thận, điếc... Phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể sẩy thai hoặc sinh con dị tật, bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu. 

Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não... Trường hợp quai bị không biến chứng, bệnh nhân có thể được chăm sóc, giảm đau hạ sốt, uống nhiều nước, nghỉ ngơi tại nhà. Bệnh nhân có những biểu hiện nặng, bất thường thì phải vào viện.

Bệnh quai bị có xu hướng tăng vào các tháng mùa đông và mùa xuân. Số ca mắc hàng năm cao nhất rơi vào tháng 3-5. Hiện văcxin quai bị được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, có thể tiêm nhắc lại vào lúc 4-6 tuổi. Người lớn tiêm một mũi duy nhất, với nhóm nguy cơ cao thì từ 3-5 năm tiêm nhắc lại. Phụ nữ định mang thai nên tiêm văcxin cách thời điểm mang thai tối thiểu 3 tháng.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.