Bệnh nhi bị nang ruột đôi hiếm gặp được cứu kịp thời

Bệnh nhi bị nang ruột đôi hiếm gặp được cứu kịp thời

Ngày 25/5, khoa Ngoại & Chuyên khoa - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Trần Tuệ N.(4 tháng tuổi), nhập viện trong tình trạng bệnh ngày thứ 3, nôn ra dịch kèm thức ăn, 2 ngày chưa đại tiện.

Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm và chụp CTscaner cho thấy trẻ mệt, có dấu hiệu mất nước, da nhiêm mạc nhợt, tại vị trí bờ dưới gan phải có cấu trức dạng nang thành dày dịch đồng nhất kích thước 3x4cm, tỉ trọng dịch đồng nhất, ngấm thuốc sau tiêm... Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị Nang ruột đôi DI tá tràng và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt nang ruột đôi DI tá tràng cho bé.

Bệnh nhi bị nang ruột đôi hiếm gặp được cứu kịp thời ảnh 1
Trẻ nhập viện trong tình trạng nôn ra dịch kèm thức ăn, 2 ngày chưa đại tiện. Ảnh: BVCC

Ban đầu ca phẫu thuật tiến hành theo phương pháp nội soi. Tuy nhiên, sau khi đặt camera quan sát vị trí DI tá tràng có khối dạng nang dịch kích thước 4x3.5cm, chèn ép lòng tá tràng, đánh giá không khả năng tiếp tục nội soi được nên các bác sĩ tiến hành mổ mở.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng, các bác sĩ mở ổ bụng, phát hiện khối dạng nang vị trí DI tá tràng, tiến hành kẹp, cắt mạch nuôi dạ dày đoạn môn vị và đóng phần mỏm cắt đại trạng cho trẻ. Bệnh viện cho biết, ca mổ khó khăn do vùng cơ thể được phẫu thuật rất nhỏ nhưng đã thành công tốt đẹp. Sau phẫu thuật, bệnh nhi tiến triển tốt, được theo dõi tại khoa Gây mê hồi tỉnh.

Bác sĩ Nguyễn Kim Hiếu - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, cho biết: "Nang ruột đôi là một bất thường của hệ tiêu hóa rất hiếm gặp, trong đó có đoạn ruột có cấu trúc như ruột nhưng phát triển thừa và dính chặt vào một đoạn ruột bình thường của đường tiêu hóa".

Theo bác sĩ Hiếu, bệnh có biểu hiện khác nhau tùy theo vị trí và kích thước của đường tiêu hóa đôi. Bệnh thường gây rối loạn tiêu hóa không điển hình dễ bỏ qua, đôi khi chỉ là những cơn đau bụng âm ỉ từng đợt rồi hết, có khi là những đợt tiêu lỏng hoặc tiêu khó do phân tích tụ. Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật sớm để tránh các biến chứng không tốt có thể xảy ra.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ nhỏ thường xuyên đau bụng, rối loạn tiêu hóa, các bậc cha mẹ nên chú ý và cho con đi khám để phát hiện bệnh sớm nếu có.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.