Bên trong nhà máy sản xuất cỗ máy răn đe hạt nhân của Nga

Tu-160 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, một trong bộ 3 răn đe hạt nhân đáng sợ của Nga.

Bên trong nhà máy sản xuất cỗ máy răn đe hạt nhân của Nga
Tu-160
Tu-160 là một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa 4 động cơ do Phòng thiết kế Tupolev phát triển vào những năm 1980. Ảnh: Tuku.military.china.com
Nó
Nó có biệt danh Blackjack, máy bay thiết kế theo kiểu cánh cụp - cánh xòe. Đây là loại chiến đấu cơ lớn nhất thế giới ở kiểu thiết kế này. Ảnh: Tuku.military.china.com
t
Để lắp ráp chiếc máy bay khổng lồ này, người ta cần hệ thống giàn giáo rất đồ sộ cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Chương trình Tu-160 ra đời nhằm đối phó với chương trình máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 Lancer của Không quân Mỹ. Ảnh: Tuku.military.china.com
tu
Tu-160 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19/12/1981. Không quân Liên Xô đưa chiến đấu cơ này vào hoạt động từ năm 1987. Nó là thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô. Ảnh: Tuku.military.china.com
Để
Để đưa cỗ máy chiến tranh khổng lồ này lên trời, người ta cần đến 4 động cơ phản lực Kuznetsov NK-321. Đây là loại động cơ phản lực mạnh nhất từng được trang bị cho một máy bay chiến đấu. Ảnh: Tuku.military.china.com
Động cơ
Động cơ KN-321 cung cấp lực đẩy thô 137,3 kN/chiếc, lên đến 245 kN/chiếc có sử dụng buồng đốt hai lần. Hệ thống động lực này giúp Tu-160 đạt tốc độ tối đa 2.220 km/h ở độ cao lớn. Nó là loại máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Tuku.military.china.com
Buồng lái
Hệ thống điện tử trên Tu-160 chế tạo theo công nghệ analog đặc trưng của Liên Xô những năm 1980 với rất nhiều đồng hồ hiển thị trên bảng điều khiển. Ảnh: Tuku.military.china.com
cd
Tu-160 được điều khiển bởi hai phi công ngồi cạnh nhau. Mỗi phi công có một thanh điều khiển HOSTA khá hiện đại như trên các tiêm kích. Trong khi đó, các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sử dụng cần lái kiểu vô lăng, đây là một bước đột phá lớn của các nhà thiết kế Liên Xô. Ảnh: Tuku.military.china.com
đ
Đầu những năm 2000, nhà máy Kazan đã tiến hành nâng cấp 15 chiếc Tu-160 của Không quân Nga lên tiêu chuẩn hiện đại hơn. Chương trình nâng cấp bao gồm trang bị hệ thống nhắm mục tiêu mới, nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử, nâng cấp tên lửa cho phép tấn công tầm xa chính xác hơn. Chiếc Tu-160 nâng cấp đầu tiên được nhà máy Kazan bàn giao cho Không quân Nga vào năm 2006. Trong ảnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buồng lái Tu-160 vào tháng 8/2005. Ảnh: Wikipedia
Tu-160 có
Tu-160 có hai khoang vũ khí bên trong thân với tải trọng 20 tấn mỗi khoang. Khoang này có thể mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Kh-55 tầm bắn 3.000 km (có thể trang bị đầu đạn hạt nhân) hoặc tên lửa hành trình tầm ngắn, bom các loại. Nó có thể treo vũ khí ở các điểm treo bên ngoài cánh nhưng ít khi sử dụng, tổng tải trọng vũ khí khoảng 40 tấn. Ảnh: Tuku.military.china.com
Tu-160 có trọng lượng cất cánh tới
Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn, nặng nhất trong các máy bay chiến đấu trên thế giới. Nó có thể bay một mạch tới 12.300 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Ngày 10/6/2010, hai chiếc Tu-160 đã thực hiện chuyến tuần tra kỷ lục kéo dài đến 23 giờ vượt qua quãng đường dài 18.000 km dọc theo biên giới Nga từ Bắc Cực đến Thái Bình Dương. Ảnh: Tuku.military.china.com
Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ