Bên trong cỗ xe tăng “chết chóc” trong chiến tranh hiện đại

Xe tăng T90 của Nga được đánh giá là một trong những mẫu xe tăng nguy hiểm nhất trong chiến tranh hiện đại, có khả năng tạo ra khác biệt lớn trên chiến trường. Cùng tìm hiểu xem tại sao nó lại được đánh giá là cỗ xe tăng "chết chóc" trong chiến tranh hiện đại.

Bên trong cỗ xe tăng “chết chóc” trong chiến tranh hiện đại

Xe tăng chiến tranh chủ lực T-90 là loại hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là T-88.

Mặc dù theo quan sát của các nước phương Tây, T-90 là một mẫu xe tăng hoàn toàn mới, nhưng thật ra nó là bản nâng cấp của xe tăng T-72 và được trang bị một số thiết bị của T-80.

Mặc dù chỉ là giải pháp tình thế, T-90 đã nhanh chóng trở thành mẫu tăng chủ lực của quân đội Nga và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

T-90 được gắn hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu. Hệ thống chống mìn bằng xung điện EMT-7 cũng được thử nghiệm trên T-90 nhưng nó chưa được gắn đại trà vào các T-90 đang hoạt động.

Tuy nhiên ngoài việc chỉ dùng cho xuất khẩu thì bộ quốc phòng Nga không quan tâm lắm đến loại T-90 này bởi họ đang có chương trình phát triển xe tăng Armata (T-99) hoàn toàn mới với các tính năng dựa nhiều trên mẫu thử nghiệm T-95 cùng hệ thống kéo đa chức năng có thể lắp ráp tùy theo yêu cầu sử dụng.

Còn các chiếc T-72 hiện có thì được dùng để nâng cấp lên chuẩn T-90 để tiết kiệm chi phí thay vì phải mua mới.

Có cảm hứng từ T-72, chiếc GPO Uralvagonzavod T-90 là loại tăng hiện đại nhất hiện nay trong quân đội Nga.

Về hình dáng quy ước bên ngoài, T-90 có thể hiện sự nâng cấp ở mọi hệ thống, gồm cả súng chính. Lớp bảo vệ thân và tháp pháo cũng hoàn toàn là thế hệ mới.

Có thể nói T-90 là một nỗ lực lớn nhằm cải thiện các tính năng của dòng T-72 sao cho vượt tầm của T-80, tuy nhiên về tính cơ động cho đến nay dòng T-80 vẫn hơn.

Trước hết, cần phải lưu ý đến ý kiến của một số tác giả cho rằng những so sánh về lý thuyết của các loại xe tăng không phản ánh đầy đủ sự thành công của các xe tăng ấy nếu được ném ra chiến trường

Thành bại của một trận đánh còn phải tính đến sự luyện tập của binh sĩ, chiến thuật của các chỉ huy quân sự, công tác bảo trì các trang thiết bị và sự tương tác, hiệp đồng giữa các quân binh chủng (nhất là công tác phòng ngự chống lại các máy bay cường kích và các trực thăng mang tên lửa chống tăng), tất cả những điều này quan trọng hơn rất nhiều so với những thống số kỹ thuật của chính cái xe tăng đó.

T-90A có nhiều đặc điểm ưu việt về hỏa lực, độ cơ động và độ tin cậy. Cho tới hiện nay đã có nhiều bài viết so sánh giữa T-90 và xe tăng của các nước khác, và các đánh giá này thường là trái chiều nhau.

Một mặt, một số ý kiến cho rằng các mẫu T-90 A, S, M và các phiên bản nâng cấp khác đủ mạnh để vượt qua các xe tăng hiện đại nhất của các nước khác.

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng T-90 đã lạc hậu và kém cỏi so với các phiên bản tối tân nhất và mạnh nhất của xe tăng các nước khác

Một trong những đặc điểm nổi bật của T-90 so với các xe tăng hiện đại khác là hệ thống nạp đạn tự động.

T-90 có động cơ diesel đa nhiên liệu V-84MS 840 mã lực (618 kW) bốn thì V-12 piston, có thể chạy bằng nhiên liệu T-2, TS-1 kerosene và A-72 benzine.

Động cơ này cho tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn, kém đáng kể so với loại T-80U và T-84 (xấp xỉ 26 mã lực/tấn).

Về sau, T-90 và các mẫu T-72 mới được trang bị các động cơ mạnh hơn như V-92 950 mã lực và V-96 1100 mã lực, cuối cùng nâng tỷ lệ này lên 20,4 mã lực/tấn và 23,7 mã lực/tấn, mặc dù vẫn còn kém so với T-84.

Tuy nhiên, do khối lượng thấp (47 tấn so với 61 tấn của M1 Abrams và 48 tấn của T-84), xe tăng T-90 vẫn đạt được tốc độ đáng kể, có thể ngang ngửa với "xe tăng bay" T-80 và T-84.

Đồng thời trục lăn của T-90 rộng hơn T-72B nên nó chịu tải lớn hơn, và vòng sắt của T-90 có thể là loại xích hỗn hợp sắt-cao su hoặc xích sắt có khớp nối đều được.

Kíp lái còn có thể chuẩn bị thiết bị lội nước trong 20 phút với chướng ngại nước sâu 5 mét.

Có ít nhất ba biến thể khác nhau của T-90. Người Nga xác nhận sự tồn tại của một mẫu dành cho xuất khẩu vào tháng Sáu 1996 với các trang bị và động cơ đã bị biến đổi, và người Nga cũng đã chuẩn bị sản xuất hai kiểu T-90S (hay "C" một số khi dùng khi không dịch tiếng Kirin) và biến thể xe chỉ huy T-90SK.

Xe chỉ huy T-90K khác về thiết bị radio và thiết bị lội nước và một hệ thống nổ từ xa Ainet để chống lại đạn HEF.

Cũng có một số tham khảo về một kiểu T-90E, nhưng vẫn chưa được chứng minh.

Khối lượng 46,5 tấn; Chiều dài 9,53 mét (31,27 feet); Chiều rộng 3,78 mét (9,12 feet); Chiều cao 2,22 mét (7,28 feet); Kíp chiến đấu 3

Theo laodong.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.