Bên trong căn hầm “tuyệt mật” dưới Hoàng thành Thăng Long

Nhà D67 thuộc khu A thành cổ Hà Nội, là một di tích lịch sử cách mạng, một công trình đặc biệt bên cạnh những di tích kiến trúc cổ xưa, ghi dấu ấn tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.

Bên trong căn hầm “tuyệt mật” dưới Hoàng thành Thăng Long
Đ
"

Đây là một trong 2 hệ thống hầm ngầm dưới Hoàng thành Thăng Long. Có diện tích lớn hơn hầm ngầm T1, công trình D67 được xây dựng hết sức đặt biệt về cấu trúc và kỹ thuật gồm một kiến trúc ở trên và một hệ thống hầm ngầm phía dưới. 

Phần nổi công trình có diện tích 604m2 với hệ thống tường, mái bằng bê tông cốt thép kiên cố. Đây là hình ảnh lối xuống hệ thống hầm ngầm.

H
Hệ thống hầm ngầm sâu 10m, nằm dưới khoảng sân giữa nhà con Rồng và nhà D67 gồm 4 phòng, rộng khoảng 50m2, trong đó có một phòng họp, các phòng chung nhau hành lang bên. Hệ thống hầm ngầm này được thiết kế chịu được tên lửa và bom hạng nặng.
H
H
H
Các lối lên, xuống hầm ngầm được trang bị hệ thống cửa sắt kiên cố, có khả năng chống chịu sức ép rất cao, được nhập từ Liên Xô (cũ).

Hàng lang nối giữa các phòng dưới hầm khá hẹp
Hàng lang nối giữa các phòng dưới hầm khá hẹp

Toàn b

Toàn b
Toàn bộ công việc thiết kế và thi công nhà và hầm D67 được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh đảm nhiệm. Khoảng 300 cán bộ chiến sỹđược huy động thực thi công việc này. Các thiết bị cơ khí và thông tin sử dụng trong công trình như máy thông hơi - lọc khí, cửa thép, điện đài, điện thoại được nhập khẩu từ Liên Xô (cũ).

T
Ti nhà D67, còn được gi là Tng hành dinh, đã din ra nhiu cuc hp quan trng ca B Chính tr và Quân y Trung ương, đưa ra nhiu quyết đnh lch s có tính chiến lược trong cuc kháng chiến chng Mđđi đến thng li. Đc bit, ti đây; t ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, B Chính tr hp hi ngh m rng quyết đnh gii phóng min Nam, thng nht đt nước năm 1975.

T

T
Phòng họp của Bộ chính trị và Quân ủy trung ương chiếm 2 trong 3 gian giữa toàn nhà. Bàn họp lớn kê giữa phòng, đủ chỗ cho khoảng hơn 20 người. Các vị trí ngồi của các vị lãnh đạo và tướng lĩnh vẫn được giữ nguyên tới giờ. Phía trước và sau thông ra hành lang và sân. Hai phía có cửa thông sang phòng giải lao và phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phòng làm việc...
Phòng làm việc...

Và chi
Và chiếc giường cá nhân trong phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhà D67 v
Nhà D67 vẫn được Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý và sử dụng. Tới năm 2004, toàn bộ công trình được bàn giao cho Ban Quản lý Thành cổ Hà Nội, trở thành khu vực phi quân sự và hiện là một di tích lịch sử cách mạng đặc biệt trong thành cổ Hà Nội.
Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ