Bé trai đột tử vì mẹ đánh vào đầu: 5 bộ phận cơ thể cha mẹ tránh gây tổn thương

GD&TĐ - Trong lúc tức giận, cô Trương đã đánh vào đầu con trai và sau đó phải hối hận vô cùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Buổi đêm, y tá tại bệnh viện tỉnh Hồ Nam bất ngờ nhận được cuộc điện thoại với giọng nói gấp gáp:“Bác sĩ, mau cho xe cứu thương tới đây, con trai tôi bi bất tỉnh.”

Sau khi nhận được thông báo, các bác sĩ nhanh chóng tới nơi xảy ra sự việc và thấy một cậu bé 8 tuổi đang hôn mê. Ngay lập tức, họ tiến hành thực hiện CPR, tiêm adrenaline và cho cậu bé thở oxy. Tuy nhiên sau 2 giờ nỗ lực cứu chữa, các bác sĩ ngậm ngùi thông báo cậu bé đã tử vong.

Khi gia đình nghe tin, họ đã khóc và hét lên: “Là lỗi của tôi, chúng tôi không nên cho thằng bé ăn đồ cay.”

Sau khi nghe mẹ cậu bé nói vậy, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân dẫn tới sự ra đi đột ngột của em. Tuy nhiên kết quả cho thấy nó không hề liên quan tới việc ăn đồ cay. Nguyên nhân thực sự là do sự tác động của ngoại lực vào sọ não.

Khi nghe kết quả từ bệnh viện, mẹ cậu bé ngay lập tức ngã khuỵu xuống và nhận ra sai lầm của mình.

Hóa ra cậu bé xấu sổ tên là Đào Đào, 8 tuổi, con trai cô Trương. Cô Trương vì muốn cho con có một nền giáo dục tốt nên đã chuyển nhà từ quê lên thành phố. Tuy nhiên học lực của Đào Đào không tốt nên kéo thành tích của lớp đi xuống, giáo viên đã phải tìm đến phụ huynh nói chuyện nhiều lần khiến cô Trương xấu hổ.

Mới đây khi kết quả thi được công bố, kết quả học tập của Đào Đào vẫn không tiến bộ gây ảnh hưởng tới cả lớp. Kết quả là cô giáo bắt em phải chép phạt tất cả các công thức toán học 80 lần.

Cậu bé đã phải liên tục chép phạt từ trên lớp đến khi về nhà vẫn chưa hoàn thành. Vì phải viết quá nhiều nên Đào Đào dần thấm mệt và đói, cậu bé mới tìm đồ ăn để ăn. Cô Trương thấy con học hành kém nên trong lòng có chút bức tức đã đánh vào đầu con.

Cậu bé Đào Đào bị mẹ đánh nên bật khóc nức nở nhưng càng khóc, chị Trương lại càng đánh con cho tới khi giọng Đào Đào đột nhiên yếu dần rồi bất ngờ lăn ra đất bất tỉnh. Cô Trương sợ hãi liền gọi xe cấp cứu tới bệnh viện.

Chính hành động đánh vào đầu con trai của cô Trương là nguyên nhân dẫn tới sự ra đi của đứa trẻ.

Tại sao bị đánh vào đầu lại tử vong?

Khi trẻ bị đánh liên tiếp vào đầu, mặt thì tùy vào lực đánh, mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Nếu lực đánh càng mạnh thì nguy cơ chấn thương càng cao, nguy hiểm nhất là trẻ rất dễ bị chấn thương sọ não.

Bởi bộ não của con người là vị trí của hệ thống thần kinh trung ương, nếu có tác động ngoại lực vào đầu sẽ gây ra chấn động, xuất huyết não, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới ngừng thở và gây ra tai nạn đáng tiếc. Mặc dù cô Trương rất hối hận nhưng mọi chuyện đã quá muộn. 

Bốn cơ quan trên cơ thể của trẻ nhỏ mà cha mẹ không nên tác động quá mạnh:

1. Tai

Tai là cơ quan cực kỳ nhạy cảm trên cơ thể nhưng nhiều người lại chủ quan. Nếu cha mẹ thường xoắn hay vặn tai của trẻ nhỏ khi dạy dỗ sẽ khiến dây thần kinh ở tai bị hư hỏng hoặc thậm chí khiến trẻ bị ngất. Đồng thời cũng sẽ gián tiếp gây tổn thương não, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

2. Má

Đối với cơ thể người, dây thần kinh mặt dễ bị tổn thương nhất và cũng rất gần khu vực tai. Nếu cha mẹ tát vào mặt đứa trẻ có thể gây u tai, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới thính lực.

3. Thái dương

Hai vùng thái dương rất yếu và dễ bị tổn thương nếu bị tác động mạnh, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Từ đó có thể dẫn tới mù lòa.

4. Lưng, mông

Cả lưng và mông đều là “khu vực” các bậc phụ huynh hay đánh con. Tuy nhiên điều này sẽ vô tình tác động tới sự phát triển cột sống của trẻ, nguy hiểm hơn sẽ gây thương tích cho cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.