Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thích cho tất cả những thứ chúng cầm được vào miệng. Đó là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ và bằng cách này, trẻ tìm hiểu về môi trường sống xung quanh chúng.
Con của bạn cũng có những biểu hiện như thế được xem là đang trải qua giai đoạn tò mò. Bởi vậy, để giữ an toàn cho chúng, cách tốt hơn cả là để những vật gây nguy hiểm tránh xa tầm với của chúng.
Vết bỏng ở mép cần nhiều thời gian để lành lại vì không thể bôi thuốc vào vị trí đó. |
Courtney, một bà mẹ người Mỹ, đã chia sẻ chuyện xảy ra với con gái 19 tháng tuổi của mình như một cách nhắc nhở các bậc phụ huynh về vấn đề giữ an toàn cho trẻ và trong gia đình. Trường hợp cụ thể này liên quan đến chiếc sạc điện thoại di động.
Cô con gái nhỏ của Courtney đã ngậm đầu cắm sạc điện thoại trong miệng và bị thương. Trong hình ảnh người mẹ chia sẻ, cô bé giống như bị bỏng ở mép. Và vì vị trí của vết thương không thể áp dụng các cách chữa trị y tế nên cô bé phải tự chờ cho đến khi tự khỏi.
Dưới đây là nguyên văn lời chia sẻ của Courtney:
Tôi đã không nghĩ sẽ đăng bài viết này cho tới khi tôi chia sẻ nó trong một hội kín và nhận thấy nhiều bố mẹ còn chủ quan với mối nguy hiểm mà chiếc sạc điện thoại của thể gây ra cho con mình. Ngày 28/9, con gái 19 tháng tuổi của tôi đã ngậm chiếc sạc vào miệng.
Chúng tôi đi khám bác sĩ và nhận được kết luận rằng đó là một vết bỏng điện. Không gì có thể được bôi lên vết thương bởi con bé có thể liếm hết đi. Mọi khi, tôi luôn để sạc ở ngoài tầm với của con bé nhưng hôm đó vì quá vội nên tôi đã không kịp cất đi. Chỉ có vài giây mà con bé đã bị bỏng.
* Các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ... làm ơn để sạc điện thoại ở nơi trẻ không thể lấy được. Con gái tôi đã may mắn, còn những đứa trẻ tiếp theo có thể sẽ không như thế.
Sạc điện thoại hay dây cắm các thiết bị điện đều có thể trở thành nguyên nhân gây thương tích cho trẻ. Vì thế, bạn hãy ngắt kết nối các thiết bị này khỏi nguồn đi khi không sử dụng. Các ổ điện trong nhà cũng cần có khóa an toàn để đảm bảo không xảy ra các sự việc đáng tiếc.