Bát nháo nghệ sĩ quảng cáo trên mạng

GD&TĐ - Gần đây, công chúng phẫn nộ công kích những nghệ sĩ nổi tiếng khi họ dùng trang Facebook cá nhân để quảng cáo cho sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Bát nháo nghệ sĩ quảng cáo trên mạng

Hiện nay, quảng cáo trên mạng đang phát triển rầm rộ, và nảy sinh không ít bát nháo. Gần đây, công chúng phẫn nộ công kích những nghệ sĩ nổi tiếng khi họ dùng trang Facebook cá nhân để quảng cáo cho sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Rất nhiều hoa khôi, người mẫu, diễn viên, ca sĩ được mời làm đại sứ thương hiệu cho T’s Group với nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm giảm cân, chăm sóc da… Nào ngờ, cơ quan chức năng phát hiện lô hàng 14.000 sản phẩm của T’s Group trị giá 11 tỉ đồng không có xuất xứ hàng hóa.

Diễn viên Thanh Vân cũng là một trong những đại sứ của T’s Group, đành phải phân bua: “Không một nghệ sĩ nào lại muốn đánh đổi uy tín, danh dự của mình vì một vài hợp đồng quảng cáo.

Vì bản thân làm nghệ thuật, là đã có thể kiếm tiền chân chính, lương thiện. Chúng tôi không thèm khát tiền đến như thế. Chúng tôi có khả năng lao động. Không một ai biết là giả mạo, lừa đảo mà lại đi đâm đầu vào. Trừ khi bị thần kinh. Nên xin mọi người đừng vội nói là tiếp tay cho kẻ lừa đảo”.

Những người nổi tiếng trên facebook được giới thương mại gọi là KOL (Key opinion leader - Người có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng). Nhiều doanh nghiệp thuê người nổi tiếng để livestream trải nghiệm sản phẩm. Mỗi lần livestream kéo dài từ 30 phút đến 60 phút của các mỹ nhân trong showbiz như Tóc Tiên, Tú Vi hoặc Cát Tường luôn thu hút hàng trăm ngàn người xem trực tiếp.

Do đó, sản phẩm bán theo hình thức nghệ sĩ livestream luôn đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng lại hoàn toàn không thể thẩm định chất lượng thực sự.

Hotgirl Chi Pu dù lấn sân sang ca nhạc bị chê bai dữ dội, nhưng cô vẫn là một tên tuổi mà nhiều thương hiệu nhắm đến khi cần quảng cáo sản phẩm. Với non 10 triệu theo dõi Fanpage, Chi Pu cho biết: “Khi trang dành cho người hâm mộ của mình có lượng người theo dõi lớn thì đó sẽ là mục tiêu của các nhãn hàng quảng cáo. Nhưng không phải quảng cáo nào mình cũng nhận. Mình chỉ chọn lọc những quảng cáo phù hợp với hình ảnh của cá nhân để hợp tác”.

Từ Youtube đến Facebook đều được trưng dụng để quảng cáo trực tuyến, khiến cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng bỗng dưng rơi vào mê hồn trận. Doanh nghiệp mất tiền oan uổng cho những video clip lôm côm trên Youtube, còn người tiêu dùng ngơ ngác vì những đại sứ thương hiệu trên Facebook. Để chấn chỉnh chất lượng quảng cáo trên mạng, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng cần có thái độ thận trọng và hành động tích cực hơn!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.