Bật cười vì con gái vẽ tranh miêu tả bố quá chân thực

Bật cười vì con gái vẽ tranh miêu tả bố quá chân thực

Nhiều khi người lớn vẫn hay nghĩ rằng: "Trẻ con có biết gì đâu?" nên thường có những hành động vô tư, thoải mái trước mặt con. Tuy nhiên thực tế, trẻ đã sớm hình thành kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 

Vì thế, mỗi sự vật, hiện tượng, hành động của mọi người diễn ra xung quanh mình đều được bọn trẻ ghi lại trong đầu, và một lúc nào đó, chúng sẽ miêu tả lại một cách đầy chân thực khiến người lớn ngỡ ngàng. 

Câu chuyện của chị Nguyễn Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được chị chia sẻ mới đây chính là một ví dụ rõ ràng.

Đăng tải một bức vẽ của cô con gái lên mạng xã hội, chị Phương viết: "Nhà các mẹ có thực trạng thế này không ạ. Con bảo con vẽ bố mỗi khi bố đi làm về là lên giường vắt tay lên trán, tay còn lại bấm điện thoại". 

Trong bức tranh, nét vẽ của con gái chị Phương tuy còn nguệch ngoạc song mô tả rất chân thực hình ảnh bố nằm trên giường, gối cao đầu, một tay vắt lên trán, một tay đang bấm điện thoại rất thảnh thơi. 

Có lẽ, hình ảnh này diễn ra khá thường xuyên nên cô bé mới có thể tưởng tượng và vẽ lại được như vậy.

Bức vẽ cùng câu chuyện của chị Phương đã nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, nhất là các mẹ có con nhỏ. Hoá ra, câu chuyện này không phải chuyện của riêng gia đình nhà chị Phương mà rất nhiều mẹ khác cũng bày tỏ sự đồng cảm vì hình ảnh này cũng diễn ra trong gia đình mình. 

Trò chuyện với chị Phương, chị cho biết con gái chị tên Nguyễn Minh Châu năm nay 6 tuổi. 

"Từ bé con rất thích vẽ, có nhiều ngày con vẽ đến 12h khuya khi cùng mẹ làm việc. Hôm ấy mình đi làm về thấy con khoe bức tranh, con bảo con vẽ bố mỗi khi đi làm về. Mình xem tranh con vẽ thì thấy rất buồn cười vì nó đúng với những ngày bố đi làm về là lên giường nằm xem điện thoại. Thế là mình đăng lên mạng xã hội để cho những mẹ cùng cảnh ngộ xem cho vui.

Minh Châu là cô bé rất ngoan và biết giúp quan tâm đến mọi người. 

Mình cũng thấy rất ngạc nhiên vì con vẽ bố, nó vừa thể hiện sự ngây thơ của con trẻ nhưng lại rất đúng với thực tế. Hơn nữa, nhìn tranh bé vẽ cũng khá cân xứng dù chưa qua học qua lớp vẽ nào. Khi mình hỏi: "Sao con lại vẽ như thế này?" thì con chỉ cười chứ không nói gì" - chị Phương chia sẻ. 

Sau đó, chị Phương cũng chụp lại bức tranh và gửi luôn cho ông xã xem. Nhìn thấy bản thân mình qua nét vẽ của con, ông xã của chị Phương cũng chỉ cười. 

Xem tranh của con xong thì anh cũng chỉ bớt xem điện thoại được một hôm, hôm sau lại vẫn đâu vào đấy khiến chị Phương than thở: "Công nghệ bây giờ mạnh quá, tuy rằng các ông bố vẫn quan tâm con nhưng cái điện thoại vẫn là có sức hút khủng khiếp. 

Chồng mình tuy vẫn quan tâm vợ con, vẫn cho con ăn, cho con ngủ nhưng hở ra một cái là ôm điện thoại, mà là dùng điện thoại chơi điện tử chứ không phải phục vụ công việc. Có khi chơi đến khuya luôn".

Cô bé còn tham gia làm mẫu nhí nên khi chụp ảnh rất biết tạo dáng.

Còn nói thêm về cô con gái của mình, chị Phương tâm sự Minh Châu là cô bé có cá tính nhưng rất nhẹ nhàng, biết quan tâm đến mọi người trong nhà. 

Ngoài ra, Minh Châu còn có thể giúp mẹ được nhiều việc như: Cắm cơm, lau nhà, phụ mẹ sắp xếp đồ đạc, chơi với em cho mẹ làm việc và đặc biệt là rất trách nhiệm với em, ra dáng một người chị lớn. 

Trong gia đình, ai cũng có công việc riêng và nhu cầu giải trí khác nhau sau mỗi ngày làm việc vất vả. Tuy vậy, thay vì ôm khư khư chiếc điện thoại, bố mẹ có thể dành thời gian để chơi cùng con, trò chuyện cùng các bé về những điều đã diễn ra trong ngày. Vừa là để hỏi han tình hình của con, vừa gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 

Đồng thời, các ông bố cũng có thể san sẻ việc nhà với vợ. Hành động thực tế đó chính là cách thể hiện tình yêu thương rõ ràng nhất của các ông bố dành cho gia đình.

Theo Nhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.