Bảo vệ người tiêu dùng không chỉ bằng hòa giải

Bảo vệ người tiêu dùng không chỉ bằng hòa giải

Về vị trí của dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật hiện hành, Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) cho rằng, trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật, Ban soạn thảo đã phối hợp với Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, Ủy ban KH,CN&MT tiến hành nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo tính thống nhất của Luật này với hệ thống pháp luật Việt Nam và đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các trường hợp hàng hoá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng thì không thể giải quyết thông qua hoà giải mà cần có hình thức khác để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ảnh minh họa).
Các trường hợp hàng hoá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng thì không thể giải quyết thông qua hoà giải mà cần có hình thức khác để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ảnh minh họa).

Thực tế cho thấy, khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống – kinh tế xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực. Nói cách khác, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải sử dụng một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới cũng cho thấy điều đó, ví dụ: tại Nhật Bản, ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn gần 30 Luật chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng như Luật hợp đồng tiêu dùng, Luật giao dịch thương mại đặc định, Luật vệ sinh thực phẩm, Luật chú thích sản phẩm, Luật khuyến khích các tổ chức phi lợi nhuận, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, Luật Bình ổn giá, Luật bán hàng trả góp...

Liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay cũng đang có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Cạnh tranh, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Viễn thông, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm xã hội, Pháp lệnh quảng cáo, Pháp lệnh Đo lường, Pháp lệnh Giá... Các văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định chi tiết những vấn đề liên quan tới hàng hoá, dịch vụ trong từng lĩnh vực.

Chính vì vậy, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không quy định lại từng lĩnh vực cụ thể mà tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù chưa có các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào điều chỉnh để bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong các quan hệ xã hội và đặc biệt là tập trung thiết kế các cơ chế để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình.

Với cách tiếp cận như trên và tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” của dự thảo Luật đã được bổ sung, chỉnh sửa lại như sau:

“Luật này quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ chế giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng”.

Về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh

Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh để phù hợp thực tế và dễ thực hiện hơn đối với các cơ quan Nhà nước tại địa phương.

Về vấn đề này, Ủy ban KH, CN&MT cho rằng, dự thảo Luật đã được chỉnh sửa lại theo hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân cấp xã, ban quản lý các chợ, khu thương mại có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết theo các điều kiện cụ thể trên địa bàn quản lý của mình. Ngoài ra, căn cứ quy định tại Luật này và điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban KH, CN&MT cho rằng, xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trách nhiệm của nhiều Bộ, không phải chỉ trách nhiệm của một Bộ hoặc một vài Bộ nào. Ngoài một số Bộ mang tính đặc thù, còn lại hầu hết các Bộ khác đều có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Nghiên cứu các Luật mới được Quốc hội ban hành, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không nên đi theo hướng quy định trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà chỉ quy định chung về cơ quan đầu mối cũng như nguyên tắc trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ do Chính phủ quy định cụ thể theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ cũng như tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và thực tiễn yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong từng thời kỳ.

Sau khi nghe báo cáo về một số vấn đề lớn giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung cơ bản: Vị trí của dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật hiện hành; Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Các đại biểu cũng thảo luận về trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Vai trò, địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Cơ chế, hình thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

Thảo luận về cơ chế, hình thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đồng tình với việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, đối với các trường hợp hàng hoá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng thì không thể giải quyết thông qua hoà giải mà cần có hình thức khác để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.