Báo Singapore viết về nỗi đau da cam 40 năm sau chiến tranh

Dù 40 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hàng triệu nạn nhân vẫn đang phải vật lộn với những di chứng do chất độc da cam, loại hóa chất được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh, gây ra.

Báo Singapore viết về nỗi đau da cam 40 năm sau chiến tranh

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt được gần bốn thập niên song kể từ đó tới nay, vẫn còn khoảng 3 triệu nạn nhân của chất độc da cam đang phải gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh, tờ News Channel Asia của Singapore viết.


Một nạn nhân chất độc da cam (Ảnh:
Một nạn nhân chất độc da cam (Ảnh: AFP)

Trong số đó này, có Đạt, cậu bé mới chỉ 14 tuổi. Với bố mẹ của em, các bữa ăn hàng ngày là những lần thử thách sự ý chí và sự kiên trì. Di chứng của chất độc da cam khiến cậu bé gặp vấn đề về phát triển.

Mẹ của Đạt, bà Hiển cho biết: "Con tôi không giống những đứa trẻ khác, có thể tự đi lại và đến trường. Tay chân nó bị xoắn lại khi mới lên ba. Bác sĩ bảo chúng tôi rằng nó bị bại não".

Trong khi đó, cha của Đạt, ông Khoa cũng bị những ảnh hưởng tương tự như người con trai vì cha của ông đã nhiễm chất độc da cam trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tuy vậy, trong gia đình của ông Khoa, 4 anh chị em khác của ông đều khỏe mạnh và con cái họ cũng vậy. "Cả nhà chỉ có mình tôi", ông Khoa buồn bã nói.

Chất độc da cam

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến 1972, quân đội Mỹ đã rải xuống các khu vực ở miền Trung của Việt Nam một lượng lớn chất diệt cỏ hay còn gọi là chất độc da cam, với mục đích làm rụng lá cây rừng để quân du kích Việt Nam không còn nơi trốn tránh.

Một nạn nhân chất độc da cam (Ảnh:

Biển cảnh báo khu vực nhiễm dioxin tại Đà Nẵng (Ảnh: AFP)

Chất độc da cam có chứa dioxin, một loại chất độc hại có thể gây ung thư, dị dạng và rối loại chức năng cho những người bị nhiễm và các thế hệ sau của họ.

Đạt hiện nhận được khoản tiền trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật 40 USD, khoảng 800.000 VND, nhưng đây là số tiền không đủ để gia đình em chi trả các loại viện phí và thuốc men chữa bệnh. Dẫu vậy, đây vẫn là khoản thu nhập ổn định duy nhất của gia đình và khi thiếu thốn, họ lại phải trông đợi từ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình và những lần quyên góp.

Hiện mẹ của Đạt ở nhà để dành toàn bộ thời gian chăm sóc con, trong khi cha của em đang thất nghiệp. Cách đây 7 năm, ông Khoa đã phải nghỉ làm vì các cơn đau ở khớp trở nên nghiêm trọng.

Không bồi thường

Huyện Ứng Hòa thuộc ngoại thành Hà Nội là một trong những địa điểm bị quân đội Mỹ rải chất độc da cam. Theo nguồn thông tin nơi sở tại, khoảng 3.000 nạn nhân chất độc da cam đang sống tại huyện này, trong khi vẫn chưa có số thông kê chính xác về nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3.

Theo Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA), chỉ có 10% trong tổng số khoảng 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam được hưởng trợ cấp của chính phủ. Nguyên nhân có nhiều như tình trạng quan liêu, cơ sở hạ tầng y tế kém chất lượng và ngân sách hạn chế.

"Chúng tôi vẫn còn nghèo. Chính phủ không thể hỗ trợ được cho toàn bộ các nạn nhân", bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch VAVA cho biết.

Kinh tế Việt Nam phát triển hiện được coi là cơ hội duy nhất giúp các nạn nhân của chất độc da cam được hưởng trợ cấp đầy đủ.

Tổng thư ký của VAVA, ông Nguyễn Thế Lực cho rằng: "Hỗ trợ tài chính cho các nạn nhân chất độc da cam phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Khi đất nước phát triển, chúng tôi có thể tăng khoản hỗ trợ lên".

Hiện chính phủ Mỹ đã đầu tư 40 triệu USD cho một dự án tẩy độc tại Đà Nẵng, và đề nghị hỗ trợ kinh phí cho nạn nhân chất độc da cam nói chung ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tới lúc này, các nạn nhân của chất độc da cam vẫn chưa nhận được bất cứ khoản đền bù nào từ các công ty hóa học sản xuất ra loại chất độc hại này. Các công ty như Monsanto hay Dow Chemical vẫn luôn bác bỏ vai trò trong việc gây ra những trường hợp thương tâm vì chất độc da cam tại Việt Nam.

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.