Bão Noru hướng vào Đà Nẵng, ngư dân hối hả đưa thuyền thúng lên bờ

GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của bão Noru, sáng nay 25/9, ngư dân ở TP. Đà Nẵng hối hả đưa thuyền thúng lên bờ. 

Ngư dân Đà Nẵng đưa thuyền thúng lên bờ tránh bão.
Ngư dân Đà Nẵng đưa thuyền thúng lên bờ tránh bão.

Theo dự báo của Trung dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong 12h qua, cường độ bão Noru liên tục mạnh lên.

Hồi 7 giờ ngày 25/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15 độ vĩ Bắc; 123,6 độ kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào biển đông. Đến 7 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ vĩ Bắc; 118,9 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 800km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên biển đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,5 độ kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ vĩ Bắc; 113,4 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 25-30km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung bộ. Đến 7 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11.

Thuyền thúng được đưa lên bờ để tránh bão Noru.

Thuyền thúng được đưa lên bờ để tránh bão Noru.

Do ảnh hưởng của bão, từ khoảng chiều 25/9, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội.

Trước diễn biến phức tạp của bão Noru, chiều 24/7 Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP. Đà Nẵng đã tổ chức họp với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị để triển khai ứng phó.

Tại cuộc họp, ông Trần Phước Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn trong thiên tai.

Đồng thời chủ động, sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, nhu yếu phẩm cần thiết để tổ chức phòng chống, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực nguy hiểm.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng được yêu cầu tiếp tục thông báo kịp thời cho tất cả các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển, diễn biến và vùng nguy hiểm của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, khẩn trương vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn.

Ngư dân thuê cẩu để đưa thuyền thúng lên bờ.

Ngư dân thuê cẩu để đưa thuyền thúng lên bờ.

Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng, khơi thông cống rãnh thoát nước; chỉ đạo Công ty Công viên Cây xanh và các địa phương khẩn trương hoàn thành chằng chống và tỉa cây xanh đường phố, hạn chế ngã đổ.

Đồng thời phối hợp với UBND các quận, huyện chỉ đạo các chủ đầu tư, BQL dự án đầu tư xây dựng có biện pháp neo giữ, gia cố các cần trục tháp, cẩu và các thiết bị thi công trên cao đảm bảo an toàn.

Ghi nhận của PV tại bãi biển Mân Thái, trong sáng 25/9, nhiều ngư dân TP. Đà Nẵng đã bắt đầu kéo thuyền, thúng lên bờ để tránh bão.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Tạo (trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà), dù bão Noru chưa vào biển đông nhưng đã có dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Đà Nẵng nên gia đình tranh thủ đưa thuyền thúng lên bờ sớm, tránh xảy ra sự cố.

Đưa thuyền thúng lên bờ tránh bão Noru.

Đưa thuyền thúng lên bờ tránh bão Noru.

“Rút kinh nghiệm các đợt bão lần trước, chúng tôi đưa thuyền thúng lên bờ sớm 1 – 2 ngày để khỏi cập rập. Sáng nay, trời không mưa nên việc cẩu, che đậy ghe, thúng cũng thuận tiện hơn”, ngư dân Tạo cho hay.

Còn ngư dân Trần Nên (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) nói, tranh thủ lúc các thuyền chưa lên bờ, ông đưa ghe lên sớm để gọi xe cẩu dễ dàng. “Mỗi lần thuê xe cẩu chuyên dụng để đưa thuyền thúng lên bờ mất khoảng 400.000 đồng, cẩu ghe lên bờ mất 800.000 đồng, nhưng khi bão gần đổ bộ thì gọi rất khó”, ngư dân Nên nhẫm tính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.