Báo GD&TĐ kết nối trao hơn 107 triệu đồng đến bé 1 tháng tuổi bị dị tật chân

GD&TĐ - Ngày 10/7, Báo GD&TĐ cùng chính quyền địa phương đã tới thăm, trao quà bạn đọc và các tấm lòng hảo tâm đến với hoàn cảnh bé Ngọc Phước.

Báo GD&TĐ cùng chính quyền địa phương trao quà bạn đọc, các tấm lòng hảo tâm đến với bé Ngọc Phước.
Báo GD&TĐ cùng chính quyền địa phương trao quà bạn đọc, các tấm lòng hảo tâm đến với bé Ngọc Phước.

Một tháng trước, bé Võ Thị Ngọc Phước là con của vợ chồng anh Võ Thanh Hà (1975) và chị Ngô Thị Huyền (1984, trú tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) chào đời trong niềm thương yêu vô bờ của bố mẹ.

Nhưng chỉ chốc lát niềm vui ấy biến mất, khuôn mặt của đôi vợ chồng nghèo khó đau đớn tột độ khi chứng kiến đứa con gái mới chào đời đôi chân bị dị tật bẩm sinh, co quắp lại.

IMG_3968.JPG
Chân của bé Ngọc Phước đã được bó bột.

Con bệnh tật nhưng hoàn cảnh gia đình anh chị vô cùng éo le, là một trong những hộ khó khăn bậc nhất của xã Hương Thủy. Cả gia đình 6 con người trông chờ vào 3 sào ruộng và tiền công phụ hồ của anh Hà. Nhưng hơn 1 năm nay anh bị tai nạn gãy chân, cuộc sống của gia đình rất cơ cực, chạy ăn từng bữa.

Các y bác sỹ xác định muốn cứu lấy đôi chân bé không còn cách nào phải chuyển ra BV Nhi Trung ương để phẫu thuật, chi phí điều trị rất tốn kém.

Không đành lòng nhìn đứa con vừa chào đời đã tật nguyền bàn chân, người mẹ đã cầu cứu cộng đồng với hy vọng cuộc đời con gái bớt gập ghềnh.

IMG_3981.JPG
Hơn 107 triệu đồng của bạn đọc, các tấm lòng hảo tâm được trao đến gia đình bé Ngọc Phước.

Sau khi Báo GD&TĐ đăng tải về hoàn cảnh của bé Ngọc Phước cùng với việc nhà báo Nguyễn Văn Dũng chia sẻ, kêu gọi trên mạng xã hội, rất nhiều bạn đọc, các nhà hảo tâm đã đồng cảm, dành sự yêu thương với mong muốn giúp đỡ bé có đôi chân lành lặn.

Thông qua Báo GD&TĐ và tài khoản cá nhân nhà báo Nguyễn Văn Dũng, bạn đọc, các nhà hảo tâm đã quyên góp, ủng hộ bé Ngọc Phước số tiền 107.090.000 đồng.

Sau khi kết chuyển số tiền trên, ngày 10/7, Báo GD&TĐ VP đại diện khu vực MT-TN đã cùng đại diện chính quyền huyện Hương Khê, lãnh đạo xã Hương Thủy tới thăm, động viên và trao toàn bộ số tiền trên đến gia đình bé Ngọc Phước.

fbab6b5002bca0e2f9ad.jpg
IMG_3987.JPG
Nhiều món quà dành cho bé Ngọc Phước cũng được các cá nhân, tổ chức trao đến với gia đình.

Thời điểm đoàn đến thăm, bé Ngọc Phước vừa trở về từ BV Nhi Trung ương được vài ngày. Chị Huyền (mẹ bé Ngọc Phước) cho biết, trước mắt, các bác sĩ cho bó bột ở chân để theo dõi, nếu tiến triển tốt thì sẽ không phải phẫu thuật.

Tại buổi trao quà, sau khi được chính quyền địa phương góp ý, hướng dẫn, gia đình bé Ngọc Phước đã mở sổ tiết kiệm với số tiền 100 triệu đồng để có tiền chạy chữa lâu dài cho bé.

IMG_3995.JPG
Hội chữ thập đỏ xã Hương Thủy trao quà đến với bé Ngọc Phước.

Phát biểu tại buổi trao quà, ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy gửi lời cảm ơn đến Báo GD&TĐ, bạn đọc, các tấm lòng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

“Khi biết cháu Ngọc Phước sinh ra bị khuyết tật, hoàn cảnh gia đình lại thuộc diện đặc biệt khó khăn tại địa phương, chúng tôi cũng đã vận động hỗ trợ. Tuy nhiên, nguồn lực ở đây còn hạn chế nên việc giúp đỡ về vật chất chẳng thấm vào đâu so với chi phí chạy chữa cho bé.

e4d521ca832721797836.jpg
Chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình mở sổ tiết kiệm cho bé Ngọc Phước ngay sau buổi trao quà.

May mắn được Báo GD&TĐ cũng như nhà báo Văn Dũng kêu gọi, kết nối với các mạnh thường quân hỗ trợ, giúp khoản kinh phí lớn để gia đình Ngọc Phước hy vọng đôi chân của cháu sẽ được chữa lành. Đây là món quà lớn và rất thiết thực, thay mặt gia đình và chính quyền địa phương, một lần nữa tôi gửi lời cảm ơn đến quý báo, các nhà hảo tâm”, ông Bình nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.