Bao cao su "Made in China" bị chê là quá nhỏ

GD&TĐ - Nhiều người Zimbabwe than phiền rằng bao cao su sản xuất ở Trung Quốc không đủ lớn cho nhu cầu sử dụng.

Bao cao su "Made in China" bị chê là quá nhỏ

Trong một cuộc họp phòng chống HIV / AIDS tại thủ đô Harare hồi tuần trước, Bộ trưởng Y tế David Parirenyatwa đã chỉ trích các biện pháp tránh thai được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu sang Zimbabwe.

"Khu vực Nam Phi có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất và chúng tôi đang thúc đẩy việc sử dụng bao cao su", Bộ trưởng Parirenyatwa nói. "Giới trẻ bây giờ thích loại bao cao su đặc biệt, nhưng chúng tôi không sản xuất chúng. Chúng tôi nhập khẩu bao cao su từ Trung Quốc và một số nam giới than phiền chúng quá nhỏ".

Bộ trưởng Y tế cũng kêu gọi các công ty ở Zimbabwe sản xuất bao cao su trong nước thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc.

Parirenyatwa đã thúc giục Zhao Chuan, giám đốc điều hành nhà sản xuất bao cao su Beijing Daxiang and His Friends Technology Co, cần sản xuất bao cao su ở nhiều kích cỡ khác nhau.

"Với nhu cầu khác nhau của các khách hàng như ở Zimbabwe, Daxiang, một nhà sản xuất Trung Quốc, có khả năng và nghĩa vụ đóng góp, vì vậy chúng tôi đã bắt đầu thực hiện một số cuộc điều tra về dữ liệu người dùng trong khu vực để chuẩn bị cho ra các sản phẩm trong tương lai với các kích cỡ khác nhau ", Giám đốc điều hành hãng sản xuất bao cao su Daxiang nói.

Zhao nói thêm rằng đàn ông trên thế giới có rất nhiều sở thích về bao cao su khác nhau. Đàn ông Trung Quốc không lo lắng về kích thước quá nhiều và muốn bao cao su mỏng hơn, trong khi khách hàng Bắc Mỹ lại mong muốn một biện pháp tránh thai nhẹ nhàng hơn.

Tất nhiên, hầu hết mọi người thường nghĩ rằng "bao cao su là quá nhỏ" là "thảm họa" của nam giới.

Trung Quốc là một trong những nước sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới, theo Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia. Gần 300 nhà sản xuất bao cao su của Trung Quốc sản xuất ra hơn 3 tỷ bao cao su mỗi năm.

Theo thống kê của UNAIDS từ năm 2016, khoảng 13,5% dân số Zimbabwe bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, và có 40.000 ca nhiễm mới mỗi năm. Theo Newsweek, cách phổ biến nhất gây ra tình trạng lây nhiễm tiếp tục là quan hệ tình dục khác giới không dùng bao cao su.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: