Băng ở Bắc Cực mỏng đi nhanh gấp đôi so với suy đoán trước đây

GD&TĐ - Một số phần của băng ở biển Bắc Cực đang mỏng đi nhanh gấp đôi so với suy đoán trước đây. Một số khu vực có thể sẽ không còn băng vào năm 2040.

Một tảng băng trôi ngoài khơi quần đảo Svalbard (Na Uy). (Ảnh: AP)
Một tảng băng trôi ngoài khơi quần đảo Svalbard (Na Uy). (Ảnh: AP)

Phát hiện này làm dấy lên những lo ngại mới về biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như khả năng gia tăng thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt ở các vùng ven biển trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học College London (UCL) đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu để phân tích những thay đổi của băng biển Bắc Cực.

Robbie Mallett - tác giả chính của nghiên cứu cho biết các tính toán trước đây về độ dày băng biển đã lỗi thời.

Ông nói: “Vì băng biển hình thành muộn hơn và vào cuối năm nên tuyết trên đỉnh có ít thời gian tích tụ hơn. Băng trên biển đang mỏng đi nhanh hơn so với những tính toán ban đầu của chúng tôi.”

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét tác động mà những thay đổi có thể có đối với các cộng đồng bản địa sống ở cực bắc của thế giới.

Ông Mallett nói: “Sự mỏng đi của lớp băng ven biển cũng gây lo lắng cho người dân bản địa, vì nó khiến các khu định cư trên bờ biển ngày càng phải chịu tác động của thời tiết mạnh và sóng đại dương.”

Bắc Cực, cùng với Nam Cực, đôi khi được gọi là tủ lạnh của thế giới. Băng tuyết trắng trong khu vực phản nhiệt trở lại không gian, trong khi các phần khác của hành tinh tiếp tục hấp thụ nhiệt.

Các tài liệu nghiên cứu gần đây cũng đã khám phá sự thay đổi của các điều kiện ở đó đã ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết ở đây ở Anh.

Các phát hiện của các nhà khoa học tại Đại học Oulu ở Phần Lan kết luận rằng sự mất băng ở biển Barents khiến cho Anh phải hứng chịu giai đoạn thời tiết khắc nghiệt từ tháng 2 đến tháng 3/2018.

Họ nhận thấy thời tiết khắc nghiệt được hình thành tư một xoáy cực của không khí lạnh và áp thấp, dẫn đến tuyết rơi dày trên khu vực Bắc Âu.

Giáo sư Alun Hubbard - thành viên của dự án cho biết: “Nếu Bắc Cực ngừng phản xạ nhiệt đó, hệ thống thời tiết sẽ thay đổi.”

Theo Sky News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.