Bàn giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch quận Tây Hồ

GD&TĐ - Tây Hồ là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

Chương trình khảo sát và Hội nghị Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với đơn vị lữ hành trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024.
Chương trình khảo sát và Hội nghị Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với đơn vị lữ hành trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024.

Sáng 13/7/2024, Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) tổ chức Chương trình khảo sát và Hội nghị Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với đơn vị lữ hành trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, Sở Du lịch Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-SDL ngày 18/6/2024 về việc tổ chức chương trình khảo sát, kết nối các điểm đến du lịch của quận, huyện, thị xã với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.

IMG_4119.jpeg
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Tây Hồ là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Khu vực xung quanh Hồ Tây với lịch sử lâu đời đã hình thành nên nhiều nghề thủ công truyền thống, với đậm đặc các công trình di tích lịch sử có giá trị, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây được Thành phố quan tâm đầu tư đã góp phần nâng cao giá trị của Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Quận Tây Hồ cũng nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, độc đáo, tiêu biểu là các sản phẩm gắn với thương hiệu Sen Tây Hồ. Căn cứ Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 10/1/2024 của UBND TP. Hà Nội về ban hành quy định quản lý và khai thác Hồ Tây

Đặc biệt, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội thông tin: khu vực Hồ Tây sẽ có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Đó là kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền sup, thuyền kayak, thuyền peritxia, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống).

Hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn; phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ. Đây là cơ hội rất thuận lợi để quận Tây Hồ có thể phát triển da dạng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí bổ trợ cho các sản phẩm dịch vụ truyền thống.

Khu vực xung quanh Hồ Tây với lịch sử lâu đời đã hình thành nên nhiều nghề thủ công truyền thống, với đậm đặc các công trình di tích lịch sử có giá trị, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây được Thành phố quan tâm đầu tư đã góp phần nâng cao giá trị của Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Quận Tây Hồ cũng nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, độc đáo, tiêu biểu là các sản phẩm gắn với thương hiệu Sen Tây Hồ. Căn cứ Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 10/1/2024 của UBND TP. Hà Nội về ban hành quy định quản lý và khai thác Hồ Tây.

Để khai thác các tiềm năng, lợi thế của các di tích, di sản, làng nghề của khu vực hồ Tây phục vụ phát triển du lịch, quận Tây Hồ đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực, đường phố quận Tây Hồ” tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn (phường Nhật Tân); Đề án thưởng thức trà sen Quảng An; Đề án “Làng nghề truyền thống hoa đào Nhật Tân kết hợp với du lịch” và “Làng nghề trồng quất cảnh Tứ Liên”; Đề án “Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “Làm giấy dó” của vùng Bưởi xưa”...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ