Bạn có biết trẻ dễ bị điếc do tiếng nổ bong bóng?

Bong bóng – món quà yêu thích của trẻ em ngày Tết; thế nhưng tiếng nổ bong bóng có thể gây điếc cho trẻ.

Bạn có biết trẻ dễ bị điếc do tiếng nổ bong bóng?

Các chuyên gia thính học của Đại học Alberta ở Canada đã đo tiếng ồn phát ra khi bong bóng nổ và thấy rằng tiếng ồn này lên đến 168 decibels (đơn vị đo cường độ âm thanh).

Trong khi đó, Trung tâm Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Canada khuyến cáo tiếng ồn không nên vượt quá 140 decibels. Tiếng nổ của bong bóng còn lớn hơn tiếng ồn tạo ra của súng săn đến bốn decibels khi nổ sát bên tai của trẻ.

Để đo tiếng nổ bong bóng, các nhà khoa học đã dùng một cái đinh ghim đâm vào bong bóng để cho nổ. Cách thứ hai, họ thổi bong bóng to đến khi nào nó tự nổ và đè bong bóng cho đến khi nổ là cách thứ ba.

Ban co biet tre de bi diec do tieng no bong bong? - Anh 1

Ảnh minh họa

Những nhà nghiên cứu cho rằng họ không ngờ tiếng ồn phát ra từ tiếng nổ bong bóng lại lớn đến như vậy. Trong khi đó, ba mẹ có con nhỏ lại không chú ý lắm tiếng ồn này.

Nó làm giảm dần thính giác và thậm chí lâu dài sẽ bị mất.

Chuyên gia thính học Bill Hodgetts, một trong những nhà nghiên cứu của Đại học Alberta, cho biết: “Chúng tôi không nói rằng đừng cho trẻ chơi bong bóng mà chúng tôi chỉ cố gắng cảnh báo để bảo vệ trẻ không bị ảnh hưởng bởi tiếng nổ bong bóng”.

Ban co biet tre de bi diec do tieng no bong bong? - Anh 2

Mất thính giác là một quá trình diễn tiến âm thầm không xảy ra ngay tức thì. Đó là hệ quả khi nghe tiếng ồn quá lớn trong một thời gian dài, Hodgetts cho biết.

Theo các chuyên gia, mất thính giác là một trong những vấn đề “vô hình” và thậm chí chúng ta không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể bị mất thính giác. Đến khi điều đó xảy ra thì nó đã ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc đời của chúng ta.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.